Giải chi tiết đề thi thử 2015 THPT Hà Trung

Như các bạn đã biết xu hướng của đề thi đại học từ năm 2010-2014 đề thi càng ngày càng phân hóa. Học sinh bằng các câu hỏi trong đề. Lí do đó mình lập ra topic giải đề thử. Mong mọi người ủng hộ topic để nâng cao 1 chút kiến thức hạn hẹp của mình để diễn đàn ngày càng phát triển là nơi học hỏi giao lưu chia sẻ kiến thức, chém gió. Người biết rồi bảo cho người chưa biết. Theo ý kiến các bạn và ý kiến bạn GS.Xoăn bảo lập ra để trang bị cho kì thi quan trọng này nên mình sẽ lập ra topic. Mỗi người làm 2 3 câu là hết đề thôi.
*Mục đích :
1. Mong muốn cập nhập các đề thi thử 2015 sớm nhất.
2. Trang bị kĩ năng tốt nhất cho kì thi và cùng nhau sửa chữa những yếu điểm trước kì thi quang trọng này.
3. Nguồn tài liệu vô cùng quý giá.>:D<>:D<
*Nội Dung :
1. Mọi người cùng nhau sưu tầm đề thi thử năm 2015 để cùng nhau giải trên diễn đàn .:)>-:)>-
2. Lời giải ngắn gọn, rõ ràng.
3. Khuyến khích phát hiện ra những mẹo, những cách giải hay và những sai lầm có thể gặp trong Đăng nhập vào bet365_link bet365 khi bị chặn_hướng dẫn đăng ký bet365 toán.
4. Sử dụng LaTex
*Cách trình bày
1. Post đề theo thứ tự Đề số 1(kèm tên trường hoặc ai ra đề).
2. Cố gắng giải theo thứ tự để dễ theo dõi (có thể không).
3. Khuyết khích 1 Đăng nhập vào bet365_link bet365 khi bị chặn_hướng dẫn đăng ký bet365 nhiều cách giải
*Dự kiến kết thúc sau mùa thi 2015..
Và cuối cùng mong mọi người tham gia nhiệt tình để topic sôi nổi.:):)
Chú ý: Lời giải có thể tổng hợp bằng latex GS.Xoăn đảm nhiệm.
Bắt Đầu:
Đề số 1: Đề thi thử 2015 THPT Hà Trung
 

Attachments

Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:
Câu 1 mở màn vậy :3
Vì vật chưa đổi chiều chuyển động nên có:
$W_{đ_1}+\dfrac{1}{2}.ks^{2}=W_{đ_2}+\dfrac{1}{2}.k\left(2s\right)^{2}$
$=W_{đ_3}+\dfrac{1}{2}.k\left(3s\right)^{2}$
Mà $W_{đ_1}=13,95mJ;W_{đ_2}=12,6mJ$
Thay vào giải ra được $W_{đ_3}=10,35mJ$
Vậy chọn $C$
 
Câu 50 hạ màn :3
Công suất lúc đầu: $P=\dfrac{100^2}{R^2+30^2}R=100\Rightarrow R=90\Omega $
Để $P_{max}$ thì $R'=Z_L-Z_C=30\Omega $. Chọn B. . Đáp án sai :3
 
Câu 2
Ta có
$
\begin{matrix}
Phát & Truyền & TThụ\\
1,15P &0,15P & P \\
1,0015P& 0,0015P & P
\end{matrix}
$
Mặt khác: $\dfrac{\Delta P_1}{\Delta P_2}=\left(\dfrac{P_1.U_2}{P_2.U_1}\right)^{2}$
Suy ra $\dfrac{U_2}{U_1}=8,71$
Chọn $B$
Câu 3:
Ta có công thức tính điện dung của tụ phẳng là
$C=\dfrac{\varepsilon S}{4k \pi d}$
Khi đưa điện môi vào thì sẽ thành 3 tụ mới $C_1, C_2, C_3$ mắc nối tiếp
Đặt lúc đầu điện dung là $C_0$. Từ CT trên dễ suy ra được lúc sau gồm
$C_1=C_3=4C_0; C_2=12C_0$
Vậy $C_b=\dfrac{12C_0}{7}$
Mặt khác:
$\dfrac{\lambda'}{\lambda}=\sqrt{\dfrac{C_b}{C_0}}$
Suy ra $\lambda'=157m$. Chọn $B$
 
Câu 49: Từ đề Đăng nhập vào bet365_link bet365 khi bị chặn_hướng dẫn đăng ký bet365:
Ở li độ $X_1$: $W_{\text{đ}}=4W_t \Rightarrow W_t=\dfrac{1}{5} W \Rightarrow A=\sqrt{5} x_1= 10\sqrt{5}$
Ở li độ $x_2=5 cm$: $$\left(\dfrac{x_2}{A}\right)^2=\dfrac{W_{t}}{W} =\dfrac{1}{20} \Rightarrow W_{\text{đ}}=19 W_{t}$$
Chon C.
Câu 48:
Ta có: $\dfrac{T}{4}=0,25 \Rightarrow T=1 s \Rightarrow \omega =2\pi \ \left(\text{rad}/\text{s}\right)$
Chọn A.
Câu 47: Mạch có tính dung kháng nên $U_C=U+U_{L}=200 V$
Mặt khác: $Z_{L}=200 \Omega \Rightarrow I=0,5 A \Rightarrow Z_{C}=400 \Omega \rightarrow C \approx 8 \mu F$
Chọn A.
Câu 46: Lực hồi phục tính theo biểu thức:
$$F=-kx=-m \omega ^2 A \cos \left(\omega t+ \varphi\right)$$
Từ đó suy ra: $m \omega ^2 A =1 \Rightarrow A=\dfrac{1}{m \omega ^2}=\dfrac{1}{0,1. 4\pi ^2}=0,25 m =25 cm$
Chọn D.
Câu 45: Thời điểm ban đầu vật ở vị trí: $x=-2 cm$ đi theo chiều dương trục tọa độ(hướng lên)
Ở cân bằng lò xo giãn đoạn $\Delta l_0=\dfrac{g}{\omega ^2}=0,1 m =10 cm$
Từ thời điểm ban đầu, sau khi được quãng đường 3 cm thì vật ở vị trí có li độ $x=1 cm$
Khi đó lò xo giãn 9 cm
Độ lớn lực đàn hồi tại đó $F=k \Delta l =m \omega ^2 \Delta l= 10.0,09=0,9 N$
Chọn C.
Câu 44:
Ta
tính được $\omega =2\pi \ \left(\text{rad}/\text{s}\right), A=30 cm$
Ở cân
bằng lò xo giãn: $\Delta l_0 =\dfrac{g}{\omega ^2}= 25 cm$
Con lắc tác dụng lực đẩy cực đại khi nó ở biên âm, khi đó lò xo nén 5 cm
Vậy lực đẩy cực đại tác dụng vào O là: $F=k \Delta l= 10.0,05=0,5 N$
Chọn B.
Câu 43:
$Z_{C}=200 \Omega $
Thay đổi L để điện áp hiệu dụng trên cuộn cảm cực đại thì:
$$Z_{L}=\dfrac{R^2+Z_{C}^2}{Z_C}=350 \Omega $$
$\Rightarrow L \approx 1,114 H$
Chọn A.
Câu 42:
Để đơn giản trong tính toán chọn $U=1 V$
Bài này phải chia ra hai trường hợp, đó là Hộp X có điện trở thuần hoặc không có điện trở thuần, nhưng tính ý ta có thể loại ngay trường hợp không có điện trở thuần
Xét trường hợp có trở, vẽ giản đồ, cho dù mắc phần tử nào thì ta đều có
Sử dụng định lí cosin trong tam giác:
$$\cos \varphi=\dfrac{1^2+0,8^2-0,5^2}{2.0,8.1} \approx 0,87$$
Chọn A.
Câu 41:
Từ giả thiết: $Z_C=2Z_{L} \Rightarrow u_{L}=-\dfrac{1}{2} u_{C}=-20 V$
Khi đó $u=u_{R}+u_{C}+u_{L}=50 V$
Chọn D.
Câu 40:
Gọi $f_0=50 KHz$ là tần số của con dơi khi chưa chuyển động, vận tốc truyền âm chính bằng vận tốc không khí
Hai vector $\vec{u}. \vec{v}$ co thể cùng hướng hoặc ngược hướng, bước sóng của ẩm khi truyền là không đổi
Khi cùng hướng ta có: $\dfrac{v_1}{v_0}=\dfrac{f_1}{f_0} \Rightarrow f_1=f_0.\dfrac{35}{34} \approx 51,47.10^3 Hz$
Khi ngược hướng ta có: $\dfrac{v_2}{v_0}=\dfrac{f_2}{f_0} \Rightarrow f_2=f_0.\dfrac{33}{34} \approx_48,53. 10^3 Hz$
Chọn D.
Tạm đến đây nhé mọi người, không có thời gian nhiều cho lắm, mọi người thông cảm!
 
Last edited:
Câu 4: Đáp án A
$f_1=f_2\Rightarrow n_1p_1=n_2p_2\Rightarrow n_2=600$
Câu 5: Đáp án A
$v=\omega A\cos \omega t\left(t=0\right)$
$\Rightarrow v>0$
Câu 6: Đáp án D
$P=R\dfrac{U^2}{R^2+\left(Z_L-Z_C\right)^2}\Rightarrow R=90\Omega $
Phương trình này có 2 nghiệm, tốt nhất là thử đáp án.
Câu 7: Đáp án A
Bởi vì các đáp B, C, D đều có thể chuyển hóa về phương trình lượng giác mà phương trình lượng giác tuần hòa theo $k_2\pi ,k\pi $
Câu 8: Đáp án A
Câu 9: Đáp án A.
$\dfrac{CU_o^2}{2}=\dfrac{LI_o^2}{2}\Rightarrow I_o=0,60A$
Câu 10: Đáp án A.
$d=\left|x_1-x_2 \right|=5\left|\cos \left(\omega t+\dfrac{53\pi }{180}\right) \right|$
$\Leftrightarrow \left(\omega t+\dfrac{53\pi }{180}\right)=\pm 1\Rightarrow \omega t=\pm 0,6$
$x_1=3\cos \left(\pm 0,6\right)=\pm 1,8\left(cm\right)$
so đáp án thì toàn bị sai, chắc là mã đề khác.
 
Last edited:
Câu 22:
Mạch điện gồm 3 mạch nhỏ :
+ Mạch 1 gồm nguồn điện một chiều $u=50\left(V\right)$
+ Mạch 2 gồm nguồn điện xoay chiều $u_{1}=100\sqrt{2}\cos \left(100\pi t \right)\left(V\right)$
+ Mạch 3 gồm nguồn điện xoay chiều $u_{2}=50\sqrt{2}\cos \left(200\pi t \right)\left(V\right)$
Mạch điện gồm 3 thành phần $R, L, C$ mà tụ điện $C$ không cho dòng điện một chiều chạy qua nên công suất tiêu thụ trên mạch chính là công suất tiêu thụ trên mạch 2 và mạch 3
$R=50\left(\Omega \right);U_{1}=\dfrac{U_{01}}{\sqrt{2}}=\dfrac{100\sqrt{2}}{\sqrt{2}}=100\left(V\right);$
$U_{2}=\dfrac{U_{02}}{\sqrt{2}}=\dfrac{50\sqrt{2}}{\sqrt{2}}=50\left(V\right)$
$Z_{L_1}=L\omega _{1}=\dfrac{1}{\pi }.100\pi =100\left(\Omega \right)$
$Z_{C_1}=\dfrac{1}{\omega _{1}C}=\dfrac{1}{100\pi .\dfrac{50}{\pi }.10^{-6}}=200\left(\Omega \right)$
$Z_{L_2}=L\omega _{2}=\dfrac{1}{\pi }.200\pi =200\left(\Omega \right)$
$Z_{C_2}=\dfrac{1}{\omega _{2}C}=\dfrac{1}{200\pi .\dfrac{50}{\pi }.10^{-6}}=100\left(\Omega \right)$
$P=P_{2}+P_{3}=I_{2}^{2}R+I_{3}^{2}R$ $=\dfrac{U_{1}^{2}R}{R^{2}+\left(Z_{L_1}-Z_{C_1}\right)^{2}}+\dfrac{U_{2}^{2}R}{R^{2}+\left(Z_{L_2}-Z_{C_2}\right)^{2}}$
$=\dfrac{100^{2}.50}{50^{2}+\left(100-200\right)^{2}}+\dfrac{50^{2}.50}{50^{2}+\left(200-100\right)^{2}}=50\left(W\right)$
 
Câu 11: Số điểm dao động với biên độ cực đại là số $k$ nguyên thỏa mãn:
$$-\dfrac{AB}{\lambda}
Có 5 k
Chọn C.
Câu 12:
Thời gian $t=\2,375=2T+ \dfrac{3T}{8}$
Tính được $S=2.4A+A+\dfrac{A}{\sqrt{2}}=54+3\sqrt{2}$
Câu này không tính được ra đáp án
Câu 13:
Thời gian đó bằng: $t=\dfrac{T}{6}=\dfrac{1}{6f}=\dfrac{1}{30} s$
Chọn D.
Câu 14: Sử dụng công thức: $f=np\Rightarrow n=\dfrac{f}{P}$
Khi đó để n giảm thì $f,p$ giảm
Chọn
B. để giảm tốc độ quay của rô to người ta giảm số cuộn dây và tăng số cặp cực.
Câu 15: Ta có: $\dfrac{U_1}{U_2}=\dfrac{N_1}{N_2}=\dfrac{I_2}{I_1}$ và $P_{hp}=I^2. R=\dfrac{P^2}{U^2.\cos ^2 \varphi}. R$
Chọn
D. Khi tăng số vòng dây ở cuộn thứ cấp, hiệu điện thế giữa hai đầu cuộn thứ cấp tăng.
Câu 16:
Ta tính được $\lambda=\dfrac{2}{20}=0,1 cm. f=\dfrac{\omega }{2\pi }=1000 Hz$
Nên $v=\lambda.f =100 \ \left(\text{cm}/\text{s}\right)$
Chọn A.
Câu 17:
Ta tính được ngay: $\dfrac{T}{6}=\dfrac{8}{3} \Rightarrow T=16 \mu s \Rightarrow \omega =\dfrac{2\pi }{T}$
Lại có: $I_0=\omega Q_0 \Rightarrow Q_0=\dfrac{I_0}{\omega } =\dfrac{I_0.T}{2\pi } \approx 5,7 \mu C$
Lưu ý: Khi $i=0$ thì $q=\pm Q_0$
Chọn B.
Câu 18:
Untitled.png

Nhìn vào đồ thị sau thời gian $t=\dfrac{5}{12}$ thì vận tốc chất điểm từ $\dfrac{v_{max}}{2}$ về 0 khi đó vật ta suy ra $\dfrac{5}{12}=\dfrac{T}{12}+\dfrac{T}{4} \Rightarrow T=1,25 s$
Khi đó ta tính được $A=\dfrac{v_{max}}{\omega }=2.5 cm$
Và $\varphi_0= -\dfrac{5\pi }{6}$
Chọn A. $X=2,5 \cos \left(\omega t -\dfrac{5\pi }ơ{6}\right)$
Câu 19:
D.
đồ thị dao động của nguồn âm.
Câu 20: Khi đốt dây coi như là một kích thích dao động
Biên độ của vật A sau khi cắt dây là: $A=\dfrac{mg}{k}=10 cm$
Sau khi cắt dây vật B rơi tự do với gia tốc $g$ đi được quãng $s=\dfrac{1}{2} g t^2$
Với $t=\dfrac{T}{2}=\dfrac{1}{\pi } s \Rightarrow s=50 cm$
Khi đó khoảng cách 2 vật là: $d=A+s+ \Delta d=50+20+10=80 cm$
Chọn C.
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:
Câu 21:
Khi vòng dây quay xung quanh trục nằm trong mặt phẳng của nó thì trong vòng dây xuất hiện suất điện động cảm ứng do có sự biến thiên từ thông trong mạch kín. Khi đó lượng điện tích Q có trong vòng dây là: $Q=I.\Delta=\dfrac{\xi_c}{R}.\Delta t=\dfrac{\Delta \phi}{\Delta t.R}.\Delta t=\dfrac{BS\cos 0-BS\cos 180^o}{R}=\dfrac{2BS}{R}$
Nếu cho vòng dây quay đều xung quanh trục này với tốc độ góc không đổi là $\omega $, thì cường độ dòng điện cực đại trong vòng dây là $I_o=\dfrac{E_o}{R}=\dfrac{BS\omega }{R}=\dfrac{Q\omega }{2}$
Chọn D
 
Câu 24:
*Ban đầu vật qua vị trí cân bằng theo chiều dương:
+ x=0 $\Rightarrow W_{t}=\dfrac{1}{2}kx^{2}=0$
+ $W = W_{d} + W_{t} \Rightarrow W = W_{d} \Rightarrow W_{dmax} = W = \dfrac{1}{2}kA^{2}$
+ Tại vị trí cân bằng vận tốc đạt cực đại : $v_{max} = \omega A$
* Tại thời điểm $t_{1}= \dfrac{\pi }{6}\left(s \right)$ :
+ Động năng của vật giảm đi 4 lần so với ban đầu $\Rightarrow W_{1}=\dfrac{W_{dmax}}{4}=\dfrac{W}{4}$
+ $W = W_{d1} + W_{t1} \Rightarrow W_{t1}= W - W_{d1} = W - \dfrac{W}{4}=\dfrac{3W}{4}$ $\Leftrightarrow \dfrac{1}{2}kx_{1}^{2}=\dfrac{3}{4}.\dfrac{1}{2}kA^{2}$ $\Leftrightarrow x_{1}= +-\dfrac{A\sqrt{3}}{2}$
+ Tại thời điểm $t_{1}= \dfrac{\pi }{6}\left(s \right)$ vật vẫn chưa đổi chiều chuyển động(tức vẫn chuyển động theo chiều dương) nên $\Rightarrow x_{1}=\dfrac{A\sqrt{3}}{2}$
+ $\cos \hat{O_{2}}=\dfrac{\dfrac{A\sqrt{3}}{2}}{A}=\dfrac{\sqrt{3}}{2}\Rightarrow \hat{O_{2}}= 30^{0}\Rightarrow \hat{O_{1}}=60^{0}$
+ Từ thời điểm ban đầu đến thời điểm $t_{1}$ thời gian vật chuyển động là:
$t=t_{1}-t_{0}=\dfrac{60^{0}}{360^{0}}T\Leftrightarrow \dfrac{\pi }{6}=\dfrac{T}{6}\Leftrightarrow T=\pi \left(s \right)$ mà $T=\dfrac{2\pi }{\omega }\Rightarrow \omega =2\left( \ \left(\text{rad}/\text{s}\right)\right)$
* Tại thời điểm $t_{2}$:
+ $\hat{O _{3}}=150^{0}-90^{0}=60^{0}\Rightarrow \cos _60^{0}=\dfrac{x_{2}}{A}\Rightarrow x_{2}=\dfrac{A}{2}$
+ Thời gian vật đi từ thời điểm ban đầu đến $t_{2}$ là $t^{'}=t_{2 }-t_{0}=\dfrac{5\pi }{12}=\dfrac{5T}{12}$
+ Quãng đường vật đi được từ thời điểm ban đầu đên thời điểm $t_{2}$ là
$S= A + \dfrac{A}{2} = 12\Leftrightarrow \dfrac{3A}{2}=12\Rightarrow A=8\left(cm\right)$
Vậy tốc độ ban đầu của vật là $v_{max}=\omega A=2.8=16 \ \left(\text{cm}/\text{s}\right)$ Chọn ý C
Hình vẽ:
7xosJ3D.png
 
Câu 24:
*Ban đầu vật qua vị trí cân bằng theo chiều dương:
+ x=0 $\Rightarrow W_{t}=\dfrac{1}{2}kx^{2}=0$
+ $W = W_{d} + W_{t} \Rightarrow W = W_{d} \Rightarrow W_{dmax} = W = \dfrac{1}{2}kA^{2}$
+ Tại vị trí cân bằng vận tốc đạt cực đại : $v_{max} = \omega A$
* Tại thời điểm $t_{1}= \dfrac{\pi }{6}\left(s \right)$ :
+ Động năng của vật giảm đi 4 lần so với ban đầu $\Rightarrow W_{1}=\dfrac{W_{dmax}}{4}=\dfrac{W}{4}$
+ $W = W_{d1} + W_{t1} \Rightarrow W_{t1}= W - W_{d1} = W - \dfrac{W}{4}=\dfrac{3W}{4}$ $\Leftrightarrow \dfrac{1}{2}kx_{1}^{2}=\dfrac{3}{4}.\dfrac{1}{2}kA^{2}$ $\Leftrightarrow x_{1}= +-\dfrac{A\sqrt{3}}{2}$
+ Tại thời điểm $t_{1}= \dfrac{\pi }{6}\left(s \right)$ vật vẫn chưa đổi chiều chuyển động(tức vẫn chuyển động theo chiều dương) nên $\Rightarrow x_{1}=\dfrac{A\sqrt{3}}{2}$
+ $\cos \hat{O_{2}}=\dfrac{\dfrac{A\sqrt{3}}{2}}{A}=\dfrac{\sqrt{3}}{2}\Rightarrow \hat{O_{2}}= 30^{0}\Rightarrow \hat{O_{1}}=60^{0}$
+ Từ thời điểm ban đầu đến thời điểm $t_{1}$ thời gian vật chuyển động là:
$t=t_{1}-t_{0}=\dfrac{60^{0}}{360^{0}}T\Leftrightarrow \dfrac{\pi }{6}=\dfrac{T}{6}\Leftrightarrow T=\pi \left(s \right)$ mà $T=\dfrac{2\pi }{\omega }\Rightarrow \omega =2\left( \ \left(\text{rad}/\text{s}\right)\right)$
* Tại thời điểm $t_{2}$:
+ $\hat{O _{3}}=150^{0}-90^{0}=60^{0}\Rightarrow \cos _60^{0}=\dfrac{x_{2}}{A}\Rightarrow x_{2}=\dfrac{A}{2}$
+ Thời gian vật đi từ thời điểm ban đầu đến $t_{2}$ là $t^{'}=t_{2 }-t_{0}=\dfrac{5\pi }{12}=\dfrac{5T}{12}$
+ Quãng đường vật đi được từ thời điểm ban đầu đên thời điểm $t_{2}$ là
$S= A + \dfrac{A}{2} = 12\Leftrightarrow \dfrac{3A}{2}=12\Rightarrow A=8\left(cm\right)$
Vậy tốc độ ban đầu của vật là $v_{max}=\omega A=2.8=16 \ \left(\text{cm}/\text{s}\right)$ Chọn ý C
Bạn giải tốt đây, mình chạy đến cái $T$ rồi mà cái đoạn tách ra thời điểm $t_2$ mắc ở cái động nặng giảm đi 4 mà là số 2 thì đẹp. Mà không phải mình đọc sai đề.@@
 
Last edited:
câu 26: Con lắc đi lên nhanh dần đều nên
$T=2\pi \sqrt{\dfrac{l}{g+a}}=1s.$
Thời gian tên lửa đi được:
$S=v_{o}t+\dfrac{1}{2}at^{2} \Rightarrow t=\sqrt{\dfrac{2S}{a}}=10s.$
$\Rightarrow$ con lắc thực hiện được 10 dao động. C
 
Câu 25: Đáp án A.
Áp dụng định luật bảo toàn cơ năng:
Ở trạng thái ban đầu $W_1=W_t=mgh\left(h=\dfrac{L}{2}\right)$
Khi cột tiếp mặt đất $W_2=W_d=\dfrac{I\omega ^2}{2}=\dfrac{1}{2}\dfrac{mL^2}{3}\omega ^2$
Cơ năng bảo toàn nên $mg\dfrac{L}{2}=\dfrac{1}{2}\dfrac{mL^2}{3}\omega ^2\Rightarrow \omega =\sqrt{\dfrac{3g}{L}}$
Có $v=L\omega =\sqrt{3gL}\Rightarrow v=5\sqrt{3} \ \left(\text{m}/\text{s}\right)$
Ps: mình chỉ là người copy lại thôi không phải mình giải, đề thi chọn học sinh quốc gia cho vào đề thi thử đại học.@@
 
Last edited:
Câu 11: Số điểm dao động với biên độ cực đại là số $k$ nguyên thỏa mãn:
$$-\dfrac{AB}{\lambda}
Có 5 k
Chọn C.
Câu 12:
Thời gian $t=\2,375=2T+ \dfrac{3T}{8}$
Tính được $S=2.4A+A+\dfrac{A}{\sqrt{2}}=54+3\sqrt{2}$
Câu này không tính được ra đáp án
Câu 13:
Thời gian đó bằng: $t=\dfrac{T}{6}=\dfrac{1}{6f}=\dfrac{1}{30} s$
Chọn D.
Câu 14: Sử dụng công thức: $f=np\Rightarrow n=\dfrac{f}{P}$
Khi đó để n giảm thì $f,p$ giảm
Chọn
B. để giảm tốc độ quay của rô to người ta giảm số cuộn dây và tăng số cặp cực.
Câu 15: Ta có: $\dfrac{U_1}{U_2}=\dfrac{N_1}{N_2}=\dfrac{I_2}{I_1}$ và $P_{hp}=I^2. R=\dfrac{P^2}{U^2.\cos ^2 \varphi}. R$
Chọn
D. Khi tăng số vòng dây ở cuộn thứ cấp, hiệu điện thế giữa hai đầu cuộn thứ cấp tăng.
Câu 16:
Ta tính được $\lambda=\dfrac{2}{20}=0,1 cm. f=\dfrac{\omega }{2\pi }=1000 Hz$
Nên $v=\lambda.f =100 \ \left(\text{cm}/\text{s}\right)$
Chọn A.
Câu 17:
Ta tính được ngay: $\dfrac{T}{6}=\dfrac{8}{3} \Rightarrow T=16 \mu s \Rightarrow \omega =\dfrac{2\pi }{T}$
Lại có: $I_0=\omega Q_0 \Rightarrow Q_0=\dfrac{I_0}{\omega } =\dfrac{I_0.T}{2\pi } \approx 5,7 \mu C$
Lưu ý: Khi $i=0$ thì $q=\pm Q_0$
Chọn B.
Câu 18:
View attachment 1336
Nhìn vào đồ thị sau thời gian $t=\dfrac{5}{12}$ thì vận tốc chất điểm từ $\dfrac{v_{max}}{2}$ về 0 khi đó vật ta suy ra $\dfrac{5}{12}=\dfrac{T}{12}+\dfrac{T}{4} \Rightarrow T=1,25 s$
Khi đó ta tính được $A=\dfrac{v_{max}}{\omega }=2.5 cm$
Và $\varphi_0= -\dfrac{5\pi }{6}$
Chọn A. $X=2,5 \cos \left(\omega t -\dfrac{5\pi }ơ{6}\right)$
Câu 19:
D.
đồ thị dao động của nguồn âm.
Câu 20: Khi đốt dây coi như là một kích thích dao động
Biên độ của vật A sau khi cắt dây là: $A=\dfrac{mg}{k}=10 cm$
Sau khi cắt dây vật B rơi tự do với gia tốc $g$ đi được quãng $s=\dfrac{1}{2} g t^2$
Với $t=\dfrac{T}{2}=\dfrac{1}{\pi } s \Rightarrow s=50 cm$
Khi đó khoảng cách 2 vật là: $d=A+s+ \Delta d=50+20+10=80 cm$
Chọn C.
Câu 12 có đáp án.
$t=2T+\dfrac{T}{4}+\dfrac{T}{8}$
$\Rightarrow$ quãng đường đi được:
$S=2.4A+A+\left(A-\dfrac{A}{\sqrt{2}}\right)=55,76cm$
Đáp án C. Xác định rõ t=0 vật ở đâu để vẽ sơ đồ.
 
Câu 28: Chọn A
Ta có: $v_{max}=\omega A=50 \ \left(\text{cm}/\text{s}\right)$
Khi vật va chạm thì chịu 1 v mới:
$v=\dfrac{mv_{max}}{m+M}=40 \ \left(\text{cm}/\text{s}\right)$
Cơ năng của hệ khi m dính vào M.
$\Rightarrow W=\dfrac{1}{2}kA'^2=\dfrac{1}{2}\left(M+m\right)v'^2\Rightarrow A'=2\sqrt{5}cm$
Câu 29: Chọn B.
Ta có l=80-30=50cm=0,5m
$l=\left(2k+1\right)\dfrac{\lambda }{4}\Rightarrow v=\dfrac{4fl}{\left(2k+1\right)}$
$\Rightarrow 300\leq \dfrac{4.850.0,5}{\left(2k+1\right)}\leq 350\Rightarrow 1,92\leq k\leq 2,33$
$\Rightarrow k=2$
Ps: Không hiểu khi nào chon (2k+1) hoặc k ai giải thích rõ mình cái mình chỉ biết thử 2 TH thôi.
Câu 30: Chọn B.
$T=1s\Rightarrow 4A=20cm$
Câu 31: Chọn C.
Ta có: $a_{max}=\omega A,v_{max}=\omega ^2A=1,5 \ \left(\text{m}/\text{s}\right)$
Câu 33: Chọn D.
$S_{max}=2A\sin \dfrac{\Delta \varphi }{2}$( với $\varphi =\pi $)
$S_{max}=20cm$
Câu 35: Chọn A.
Câu 36: Chọn C.
$A=\sqrt{\dfrac{a^2}{\omega ^4}+\dfrac{v^2}{\omega ^2}}=4cm$
Câu 37: Chọn D.
$\dfrac{Li^2}{2}+\dfrac{Cu^2}{2}=\dfrac{LI_o^2}{2}\Rightarrow I_o=12,2mA$

Còn lại 5 câu: Câu 32,34,38,39,27.
 
Last edited:
Như các bạn đã biết xu hướng của đề thi đại học từ năm 2010-2014 đề thi càng ngày càng phân hóa. Học sinh bằng các câu hỏi trong đề. Lí do đó mình lập ra topic giải đề thử. Mong mọi người ủng hộ topic để nâng cao 1 chút kiến thức hạn hẹp của mình để diễn đàn ngày càng phát triển là nơi học hỏi giao lưu chia sẻ kiến thức, chém gió. Người biết rồi bảo cho người chưa biết. Theo ý kiến các bạn và ý kiến bạn GS.Xoăn bảo lập ra để trang bị cho kì thi quan trọng này nên mình sẽ lập ra topic. Mỗi người làm 2 3 câu là hết đề thôi.
*Mục đích :
1. Mong muốn cập nhập các đề thi thử 2015 sớm nhất.
2. Trang bị kĩ năng tốt nhất cho kì thi và cùng nhau sửa chữa những yếu điểm trước kì thi quang trọng này.
3. Nguồn tài liệu vô cùng quý giá.>:D<>:D<
*Nội Dung :
1. Mọi người cùng nhau sưu tầm đề thi thử năm 2015 để cùng nhau giải trên diễn đàn .:)>-:)>-
2. Lời giải ngắn gọn, rõ ràng .
3. Khuyến khích phát hiện ra những mẹo, những cách giải hay và những sai lầm có thể gặp trong Đăng nhập vào bet365_link bet365 khi bị chặn_hướng dẫn đăng ký bet365 toán.
4. Sử dụng LaTex
*Cách trình bày
1. Post đề theo thứ tự Đề số 1(kèm tên trường hoặc ai ra đề).
2. Cố gắng giải theo thứ tự để dễ theo dõi (có thể không).
3. Khuyết khích 1 Đăng nhập vào bet365_link bet365 khi bị chặn_hướng dẫn đăng ký bet365 nhiều cách giải
*Dự kiến kết thúc sau mùa thi 2015 ..
Và cuối cùng mong mọi người tham gia nhiệt tình để topic sôi nổi.:):)
Chú ý: Lời giải có thể tổng hợp bằng latex GS.Xoăn đảm nhiệm.
Bắt Đầu:
Đề số 1: Đề thi thử 2015 THPT Hà Trung

http://www.mediafire.com/view/45f8f...4thptqg1219.thuvienvatly.com.089ec.41146.docx
Câu 32:
Trọng lực và lực đàn hồi tác dụng vào vật cùng chiều với nhau khi lò xo bị nén. Trong 1 chiều chuyển động thời gian nén là $\dfrac{T}{8}\Rightarrow \Delta l=\dfrac{A}{\sqrt{2}}\Rightarrow A=\sqrt{2}\Delta l$. Từ đó chọn C.
Hình vẽ
hinh.PNG


Câu 34:
Khi trượt không ma sát xuống hay lên thì lực quán tính luôn hướng lên $\Rightarrow \widehat {\overrightarrow P ,{{\overrightarrow F }_{qt}}}=90^{0}+\alpha $
Gia tốc trọng trường hiệu dụng $\overrightarrow {g'} = \overrightarrow g + \dfrac{{{{\overrightarrow F }_{qt}}}}{m}$
Chu kì con lắc: $T' = 2\pi \sqrt {\dfrac{l}{{g'}}} = 2\pi \sqrt {\dfrac{l}{{\sqrt {{g^2} + {a^2} + 2ga\cos \left(\mathop g\limits^ \to ;\mathop { - a}\limits^{\,\,\,\,\,\, \to } \right)} }}} $. Từ đó chọn C.

Câu 38:
Vì chu kì tăng nên g giảm nên a phải hướng lên trên, có:
$$\dfrac{T_{2}-T_{1}}{T_{1}}=0,0846=\dfrac{\dfrac{1}{\sqrt{g-a}}+\dfrac{1}{\sqrt{g}}}{\dfrac{1}{\sqrt{g}}}\Rightarrow a=1,5 \ \left(\text{m}/\text{s}^{2}\right)$$
Từ đó chọn D.

Câu 27: Xem tại đây nhé: http://vatliphothong.vn/t/8306/
 
Câu 27: đáp án C
Ta có: $e=-\dfrac{\Delta \varphi }{\Delta t}=-\dfrac{BS}{\Delta t}$
Mà $S=\pi .l^{2}.\dfrac{\alpha }{2\pi }=\dfrac{\alpha.l^{2}}{2}$
$\Rightarrow$ $e=-\dfrac{B. L^{2}.\alpha }{2\Delta t}=-\dfrac{B. L^{2}.\omega }{2}=-\dfrac{B. L^{2}. V_{max}}{2l}=-\dfrac{B. L.\sqrt{2gl\left(1-\cos \alpha _{0}}\right)}{2}\approx 0,18V$
câu 34: C
Khi con lắc đơn treo trên xe trượt trên mặt phẳng nghiêng góc $\alpha $ thì trọng lực biểu kiến được tính theo công thức:
$P'=P.\cos \alpha $
$\Rightarrow$ $g'=g.\cos \alpha $
$\Rightarrow$ Chu kì $T=2\pi \sqrt{\dfrac{l}{g '}}=2,135s$
câu 38: chọn C
Chu kì con lắc khi thang máy đứng yên
$T_{1}=2\pi \sqrt{\dfrac{l}{g}}$
Chu kì con lắc khi thang máy chuyển động $T_{2}=2\pi \sqrt{\dfrac{l}{g'}}$
$T_{2}=T_{1}+0,0846T_{1}>T_{1}$
Nên g'
g'=g-a
Từ đó tính được $a=1,5 \ \left(\text{m}/\text{s}^{2}\right)$
câu 39: B
Khi cuộn dây có điện trở, ta chỉ sử dụng công thức:
$\dfrac{E_{1}}{E_{2}}=\dfrac{N_{1}}{N_{2}}$, với máy hạ áp: $N_{1}=10N_{2}$
$\Rightarrow$ $E_{2}=12V$
Xét ở cuộn thứ cấp, điện áp hai đầu dây để hở được tính theo công thức
$E_{2}=I.r+U$
$\Rightarrow$ $U_{2}=6 V$
 
Câu 38:
Vì chu kì tăng nên g giảm nên a phải hướng lên trên, có:
$$\dfrac{T_{2}-T_{1}}{T_{1}}=0,0846=\dfrac{\dfrac{1}{\sqrt{g-a}}+\dfrac{1}{\sqrt{g}}}{\dfrac{1}{\sqrt{g}}}\Rightarrow a=1,5 \ \left(\text{m}/\text{s}^{2}\right)$$
Từ đó chọn D.

câu 38: g giảm nên lực quán tính hướng lên$\Rightarrow$ a hướng xuống
 

Quảng cáo

Top