Một tấn bông có trọng lượng...lớn hơn một tấn sắt :)

Chắc hẳn ai cũng biết rằng trong không khí cũng có tác dụng của lực đẩy Ac-si-mét. Nó tác dụng lên mọi vật quanh chúng ta. Nhưng do trọng lượng riêng của không khí cực nhỏ nên lực ac-si-mét của không khí đó cũng cực nhỏ theo và hầu như chúng ta không biết đến sự hiện diện của nó.Trong bất cứ Đăng nhập vào bet365_link bet365 khi bị chặn_hướng dẫn đăng ký bet365 toán cơ học nào ta cũng đều bỏ qua nó lực này. Nhưng nếu ta lật lại và xét đầy đủ cả nó nữa thì sẽ thu được một số kết quả khá thú vị
Ví dụ như : Một tấn bông sẽ có trọng lượng lớn hơn một tấn sắt.
Nhắc lại về biểu thức. Lực đẩy ac-si-met
$$ F_A=d.V $$
Trong đó: dtrọng lượng riêng của vật chất mà vật bị tác dụng lực chìm trong đó
Vthể tích của vật chìm trong vật chất đó

Bây giờ ta sẽ lấy Một tấn bông Một tấn sắt đặt lên bàn cân thì chắc chắn cân thăng bằng
Phân tích lực tác dụng lên mỗi vật
Bông: chịu tác dụng của trọng lực $\vec{P_1}$ và lực ac-si-met $\vec{F_{A1}}$
Sắt: chịu tác dụng của trọng lực $\vec{P_2}$ và lực ac-si-met $\vec{F_{A2}}$


Các lực được biểu diễn như hình vẽ :)
Gọi $d_{kk}$ là trọng lượng riêng của không khí
$V_1$ và $V_2$ lần lượt là thể tích của bông và sắt
Tổng hợp lực tác dụng lên bông và sắt sẽ là
$$ F_1=P_1-F_{A1}\Rightarrow P_1=F_{A1}+F_1=F_1+d_{kk}.V_1$$
$$ F_2=P_2-F_{A2}\Rightarrow P_2=F_{A2}+F_2=F_2+d_{kk}.V_2$$
Do trọng lượng riêng của bông nhỏ hơn rất rất nhiều so với sắt mà 2 khối có đều 1 tấn nên $V_1>>V_2$
Lại có lực mà ta đo được băng cân kia là $F_1$ và $F_2$ lại bằng nhau :)
Từ đó suy ra $P_1>P_2$ :)
Lực mà ta cân bằng cân được 1 tấn ấy thực chất là hợp lực của $P$ và $F_a$ :)
 

Quảng cáo

Top