Độ nén lớn nhất của lò xo có thể đạt được trong quá trình vật giao động là?

Bài toán
Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ có khối lượng 0.02 kg va lò xo có độ cứng 1 N/m.Vật nhỏ được đặt trên giá đỡ cố định nằm ngang dọc theo trục lò xo.Coi hệ số ma sát nghỉ cực đại và hệ số ma sát trượt giữa giá đỡ và vật nhỏ đều bằng 0.1.Ban đầu vật đứng yên trên giá sau đó cung cấp cho vật một vận tốc v=0.8 m/s dọc theo trục lò xo,con lắc dao động tắt dần. Độ nén lớn nhất của lò xo có thể đạt được trong quá trình vật giao động là?
A. 20 cm
B. 12 cm
C. 8 cm
D. 10 cm
 
Bài toán
Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ có khối lượng 0.02 kg va lò xo có độ cứng 1 N/m.Vật nhỏ được đặt trên giá đỡ cố định nằm ngang dọc theo trục lò xo.Coi hệ số ma sát nghỉ cực đại và hệ số ma sát trượt giữa giá đỡ và vật nhỏ đều bằng 0.1.Ban đầu vật đứng yên trên giá sau đó cung cấp cho vật một vận tốc v=0.8 m/s dọc theo trục lò xo,con lắc dao động tắt dần. Độ nén lớn nhất của lò xo có thể đạt được trong quá trình vật giao động là?
A. 20 cm
B. 12 cm
C. 8 cm
D. 10 cm
$\dfrac{1}{2}kA^2+\mu mgA=\dfrac{1}{2}mv^2\rightarrow A=9,5cm$
 
Bài toán
Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ có khối lượng 0.02 kg va lò xo có độ cứng 1 N/m.Vật nhỏ được đặt trên giá đỡ cố định nằm ngang dọc theo trục lò xo.Coi hệ số ma sát nghỉ cực đại và hệ số ma sát trượt giữa giá đỡ và vật nhỏ đều bằng 0.1.Ban đầu vật đứng yên trên giá sau đó cung cấp cho vật một vận tốc v=0.8 m/s dọc theo trục lò xo,con lắc dao động tắt dần. Độ nén lớn nhất của lò xo có thể đạt được trong quá trình vật giao động là?
A. 20 cm
B. 12 cm
C. 8 cm
D. 10 cm
Lời Giải:
Chọn mốc thế năng tại vị trí lò xo không biến dạng.
Khi vật đang đứng yên, ta chọn đó là vị trí $x=\dfrac{\mu mg}{k}=0,02(m)$
Ta có: $\dfrac{mv^2}{2}+\dfrac{kx^2}{2}=\dfrac{kA^2}{2}+\mu mg(A-x)$
Thay số giải phương trình được $A=10(cm)$
Đáp án D
Đáp án ra $10cm$ không làm tròn
 
Lời Giải:
Chọn mốc thế năng tại vị trí lò xo không biến dạng.
Khi vật đang đứng yên, ta chọn đó là vị trí $x=-\dfrac{\mu mg}{k}=-0,02(m)$
Ta có: $\dfrac{mv^2}{2}+\dfrac{kx^2}{2}=\dfrac{kA^2}{2}+\mu mg(A-x)$
Thay số giải phương trình được $A=10(cm)$
Đáp án D
Sao vật đang đứng yên lại là vị trí đó chứ.Nếu bảo toàn cơ năng thì phải là $-\mu mg(A-x)$ chứ sao lại + bạn??
 
Sao vật đang đứng yên lại là vị trí đó chứ.Nếu bảo toàn cơ năng thì phải là $-\mu mg(A-x)$ chứ sao lại + bạn??
Trả lời:
1.Do lực ma sát cân bằng với lực đàn hồi: $kx=\mu mg$ thì vật đứng yên.
2.Đó là bảo toàn năng lượng thôi mà, nếu theo bạn là $-\mu mg(A-x)$ thì năng thế năng cực đại lúc sau còn lớn hơn cơ năng ban đầu!
 
Trả lời:
1.Do lực ma sát cân bằng với lực đàn hồi: $kx=\mu mg$ thì vật đứng yên.
2.Đó là bảo toàn năng lượng thôi mà, nếu theo bạn là $-\mu mg(A-x)$ thì năng thế năng cực đại lúc sau còn lớn hơn cơ năng ban đầu!
Mình nghĩ lúc nào cũng phải như vầy chứ $ \dfrac{mv^2}{2} +\dfrac{Kx^2}{2} +\mu mgS = \dfrac{KA^2}{2} $chuyển qua phải là dấu -
 
Mình nghĩ lúc nào cũng phải như vầy chứ $ \dfrac{mv^2}{2} +\dfrac{Kx^2}{2} +\mu mgS = \dfrac{KA^2}{2} $chuyển qua phải là dấu -
Bạn đã nhầm rồi đó, tại vị trí $x$ thì cơ năng bằng $ \dfrac{mv^2}{2} +\dfrac{Kx^2}{2}$ và bằng cơ năng lúc sau (thế năng cực đại) $+$ công của lực ma sát.
Có thể bạn đã nhầm lẫn khi đọc một số sách: ở đây công lực ma sát là công âm nên viết như bạn khi chuyển dấu thì vẫn là dương thôi. Cái này phải nên hiểu bản chất chủa nó!

P/s: mình diễn đạt hơi kém nên cũng khó hiểu
 

Quảng cáo

Top