Các nhà Vật lí

Những người tạo nên sự phát triển của lịch sử Vật lí
Sky Fighter
Sky Fighter
Nikola Tesla
Nikola Tesla là một nhà phát minh, nhà vật lý, kĩ sư cơ khí, kĩ sư điện tử thiên tài người Serbia sống ở những năm cuối thế kỉ XIX và đầu thế kỉ XX. Ông được biết đến với những cống hiến mang tính cách mạng trong lĩnh vực điện và từ trường của mình. Có trong tay hàng trăm phát minh, sáng chế nhưng thật tiếc trong suốt cuộc đời Nikola Tesla chưa từng được nhận giải thưởng Nobel ( thứ nhiều người nghĩ ông xứng đáng có được). Tesla sống cùng thời đại với Edison nhưng nếu như nhà phát minh Thomas Edison là một mẫu người khá thực tế, đạt được nhiều lợi nhuận từ nhưng thành tựu của mình thì con người Tesla đơn giản, kì lạ và "chân phương" hơn rất nhiều nên ông không được nhiều người biết đến và cũng không nhận được nhiều lợi lộc.Tuy nhiên những đóng góp của ông khi còn sống đã đặt nền móng cơ bảncho sự phát triển của cuộc sống hiện đại bây giờ.

Như Bernard Arthur Behrend, Chủ tịch Hội đồng giải thưởng Edison từng phát biểu : “Nếu chúng ta xóa đi tất cả công trình mà Tesla đóng góp cho ngành công nghiệp thì bánh xe sẽ nhất loạt ngừng chạy, toa tàu và đầu tàu điện sẽ đứng yên tại chỗ, thành phố sẽ tối om, nhà máy xay bột sẽ ngừng hoạt động”. Bài viết này xin giới thiệu tới các bạn về một số phát minh để đời của nhà phát minh lỗi lạc này.
Từ trường quay (1882):

Tesla sinh ngày 10/7/1856 trong một gia đình người Serbia ở vùng biên giới của đế quốc Áo-Hung, ngày nay là Croatia. Khi còn thiếu niên, Tesla học kỹ thuật ở trường Bách khoa Joanneum ở Graz, Áo. Ở đó, những Đăng nhập vào bet365_link bet365 khi bị chặn_hướng dẫn đăng ký bet365 giảng về vật lý của giáo sư Jacob Poeschl đã cuốn hút rất nhiều người trẻ tuổi. Một ngày, khi quan sát giáo sư của mình đang cố gắng khắc phục hiện tượng phát tia lửa điện từ các chổi quét đảo mạch của một động cơ DC (điện một chiều), Tesla đã nảy ra ý tưởng chế tạo một loại động cơ mà không cần đến bộ đảo mạch, anh lập tức đề xuất với thầy. Bực mình vì sự ngang bướng của học trò, Poeschl đã diễn giải một tràng dài về sự bất khả thi trong việc chế tạo một loại động cơ như vậy.

Nhưng chính những lời quở trách đấy đã thổi bùng lòng nhiệt huyết và quyết tâm của tuổi trẻ trong Tesla. Sau hai năm miệt mài nghiên cứu, một ý tưởng xuất thần đã đến với ông : sử dụng từ trường quay cho chiếc động cơ của mình. Tesla đã thấy rằng, nếu từ trường trong stator mà quay, nó sẽ làm cảm ứng một điện trường trên rotor và do đó khiến cho rotor quay. Ông cũng bắt đầu hình dung ra rằng, từ trường quay có thể được tạo ra bằng việc sử dụng AC (điện xoay chiều) thay vì DC, nhưng ở thời điểm đó ông vẫn chưa biết làm thế nào để biến ý tưởng này thành hiện thực.

Động cơ điện xoay chiều AC (1883):

Trong vòng một năm ngay sau ý tưởng về từ trường quay, Tesla đã chế tạo được chiếc động cơ điện xoay chiều AC đầu tiên của mình. Dòng điện xoay chiều đã tạo ra sự thay đổi từ trường ở bên trong chính stator (phần tĩnh), thay vì việc thay đổi cực từ ở rotor (phần động - khối quay) như các các động cơ một chiều. Cấu hình mới này đã loại bỏ việc phát sinh ra các tia lửa điện như ban đầu. Việc phát hiện ra từ trường quay sẽ được áp dụng trong chính những thế hệ máy phát điện AC và máy biến áp tiếp theo.

Cuộn Tesla (1890) :

Cuộn Tesla là mộttrongnhững phát minh nổi tiếng nhất của Tesla. Về cơ bản, nó là một máy biến áp cao tần lõi không khí. Nó nhận điện áp ra từ 120vAC từ máy biến áp và mạch điều khiển vài kilovolt và và tăng áp lên đến một điện áp cực cao được phóng thích dưới dạng các cung hồ quang điện. Cuộn Tesla độc đáo ở chỗ chúng tạo ra các điện trường cực mạnh. Những cuộn dây lớn có thể thắp sáng các bóng đèn huỳnh quang không cần dây nối cách xa 50 feet, và do điện trường tác động trực tiếp thành ánh sáng và không sử dụng các điện cực,chonên ngay cả những bóng đèn huỳnh quang đã hỏng cũng sẽ phát sáng.


Radio (1887):

Năm 1887, Tesla đã gửi một đường truyền không dây từ phòng thí nghiệm của ông tại Houston Street ở New York tới một con thuyền trên sông Hudson cách xa 25 dặm (40km). Lẽ ra ông đã có thể thực hiện được điều này sớm hơn nhưng phòng thí nghiệm của ông đã bị thiêu rụi hoàn toàn trước đó. Tesla còn phát minh ra tất cả những thứ liên quan đến sóng phát thanh như ăng-ten, dây và các thứ khác nhưng một nhà phát minh tên Guglielmo Marconi lại được ghi nhận là cha đẻ của chúng. Năm 1943, Tòa án Tối cao Hoa Kỳ đã phán quyết bằng sáng chế được trao cho Tesla, nhưng công chúng vẫn chưa công nhận điều này và vẫn coi Marconi là người sáng chế ra radio.

Ngoài ra, Tesla đã dựa trên những phát hiện của mình để rồi sau đó tạo ra chiếc thuyền điều khiển từ xa không dây đầu tiên, đèn huỳnh quang và đèn neon ( có thể tạo thành chữ), bóng đèn không dây hoạt động bởi năng lượng từ Trái Đất và một nhà máy sử dụng điện AC để khai thác năng lượng thủy điện của Thác Niagara. Tesla thậm chí đã chạm một tay vào công cuộc sáng tạo ra rô-bốt.

Hệ thống phát năng lượng toàn cầu


Mùa xuân năm 1899, Tesla đã đóng cửa phòng thí nghiệm xây lại của ông ở New York và lập nên một trung tâm nghiên cứu ở vùng núi Pikes Peak, thuộc Colorado. Tại đó, nhà phát minh đã tập trung giải quyết một vấn đề mà ông tin rằng nó sẽ trở thành ứng dụng quan trọng nhất của sóng điện từ: sự truyền năng lượng không cần dây dẫn đến khắp nơi trên thế giới. Vào thời đó, nhu cầu về điện ở Mỹ dường như không thể được thỏa mãn, mặc dù khắp nơi đã chằng chịt các đường dây. Chính vì vậy, nhà phát minh đã mơ về một mạng lưới viễn thông có thể vừa truyền điện năng vừa truyền thông tin mà không cần dây dẫn.

Giấc mơ mới mẻ đó của Tesla đã được dựa trên cơ sở về hiện tượng cộng hưởng điện. Giống như những nhà nghiên cứu vô tuyến đi trước, ông cũng đã nhìn nhận mối quan hệ giữa máy phát và máy thu như hai yếu tố duy nhất của một hệ khép kín. Đầu tiên, máy phát gửi sóng vô tuyến đến qua không khí đến máy thu. Sau đó, vì cả hai thiết bị đều được đặt trên mặt đất nên một dòng phản hồi sẽ đi từ máy thu qua mặt đất đến máy phát. Không giống như nhiều người chỉ chú trọng vào việc phát sóng vô tuyến qua khí quyển, Tesla lại quyết định tập trung vào những dòng điện trong lòng đất. Ông đã suy nghĩ rằng, tại sao lại không thể có một máy phát gửi các sóng qua lòng đất đến máy thu rồi sau đó phản hồi lại qua khí quyển?

Tesla đã tưởng tượng ra rằng có thể xây dựng một trạm phát để truyền năng lượng điện từ vào vỏ trái đất cho đến khi đạt tới tần số cộng hưởng điện của hành tinh. Khi đó toàn Trái đất sẽ phát ra các xung năng lượng, và chúng có thể được thu nhận bởi các trạm thu trên khắp thế giới. Tesla đã thiết lập một số máy phát lớn ở thành phố Colorado Springs để thử nghiệm lý thuyết này và ông rất tự tin rằng chúng đã thành công trong việc phát năng lượng khắp thế giới. (Tesla thậm chí còn tin rằng, các tín hiệu của ông đã đến được sao Hỏa và ông đã nhận được một thông điệp phản hồi từ những người sao Hỏa!).

Rất mãn nguyện với niềm tin rằng, năng lượng có thể được truyền qua lòng đất đến khắp nơi trên hành tinh, Tesla trở về New York vào năm 1900. Sau đó, Tesla đã viết một Đăng nhập vào bet365_link bet365 khi bị chặn_hướng dẫn đăng ký bet365 dài 60 trang cho tạp chí Thế kỷ với tiêu đề "Vấn đề tăng cường nguồn năng lượng của loài người". Và những nỗ lực của ông đã được đền đáp vào năm 1901, trùm tư bản J. Pierpont Morgan đã đầu tư 150.000 đô la cho đề án truyền năng lượng không dây của Tesla. Nhà phát minh đã nhanh chóng tận dụng số tiền này, không tiếc chi phí để trang bị cho một phòng thí nghiệm mới ở Wardenclyffe, bờ bắc của Long Island. Mặc dù Morgan đã từ chối cung cấp thêm tiền và Tesla cũng đã không thu được những kết quả kỹ thuật mong muốn song nhà phát minh vẫn xây dựng một tháp ăng-ten cao 57m ở Wardenclyffe. Thậm chí những mối quan hệ với nhiều nhà tài trợ ở New York cũng đã không thể giúp Tesla đảm bảo được các chi phí tài chính để hoàn thành đề án của mình, ông nhanh chóng bị rơi vào tình trạng suy sụp tinh thần.

Tia X

Nghiên cứu của Tesla trong lĩnh vực điện từ đã giúp cho các bác sĩ khoa X-quang có thể nhìn xuyên cơ thể người mà không cần phải thực hiện phẫu thuật, một khái niệm mà trong những năm 1800 bị cho là không thể thực hiện được. Mặc dầu nhà vật lý người Đức Willhelm Rơntgen mới là người được tôn vinh rộng rãi vì phát hiện ra tia X năm 1895, những thử nghiệm của Tesla với công nghệ này 8 năm trước đó đã nhấn mạnh đến những nguy hiểm tiềm tàng trong việc sử dụng tia phóng xạ lên cơ thể người.

Tia chết

Trong những năm 1930, Tesla phát minh ra một loại vũ khí chết người dưới dạng chùm tia sáng có thể cùng lúc giết chết hàng triệu người cũng như phá hỏng động cơ của máy bay kẻ thù cách xa hàng trăm kilomet. Tuy vậy, cái gọi là “tia chết” này đã không bao giờ được tạo ra, dù Tesla đã bán nó cho quân đội Mỹ.

Máy động đất

Năm 1898, Tesla tuyên bố đã chế tạo một thiết bị nhỏ, khi lắp đặt và vận hành ở đâu thì sẽ làm cho khu vực xung quanh nó phải rung chuyển. Thiết bị này chỉ nặng vài kilogram, nhưng lại có thể tạo ra những dao động rất lớn khiến các cấu trúc lớn có thể bị đổ sập. Thế nhưng chính Tesla đã phá hủy chiếc máy này vì nhận ra sự nguy hiểm mà nó có thể tạo ra.

Những năm cuối đời và di sản để lại

Tesla trong văn phòng của ông ở New York năm 1916

Tesla đã hy vọng có được tiền để tiếp tục công việc ở Wardenclyffe bằng việc chuyển những nỗ lực sáng tạo của ông từ kỹ thuật điện sang kỹ thuật cơ khí. Nhận thức được rằng, các động cơ piston hơi nước của những nhà máy điện đang được thay thế bởi những tua-bin hơi nước có hiệu suất cao hơn, ông đã bắt đầu nghiên cứu một mô hình thiết kế tua-bin hoàn toàn không có cánh quạt. Cũng giống như những phát minh khác của ông, tua-bin không có cánh quạt được dựa trên một ý tưởng lớn. Vì từ trường quay có thể làm quay rotor của động cơ AC nên Tesla đã nghĩ rằng có thể dùng lực nhớt của hơi nước để tác động lên những đĩa mỏng đặt gần nhau được gắn chặt vào một cán tua-bin. Thiết kế tua-bin của Tesla đã hoạt động ở tốc độ vượt quá 10.000 vòng mỗi phút nhưng thật không may tốc độ đó quá nhanh và vượt quá sức chịu đựng của tất cả các đĩa thép mỏng.

Mặc dù Tesla đã không thể thuyết phục bất cứ ai đưa vào sản xuất mẫu tua-bin của mình nhưng ông cũng đã có được bằng phát minh về một loại đồng hồ đo tốc độ tự động dựa trên cùng một nguyên lý giống với chiếc tua-bin. Trong suốt hai chục năm sau đó, Tesla đã sống bằng tiền bản quyền cho phát minh về chiếc đồng hồ đo tốc độ của ông. Ông cũng đã viết báo cho các tạp chí phổ biến khoa học, trong đó ông thường nhắc đến tương lai của điện và vô tuyến. Tuy nhiên, càng ngày ông càng cảm thấy buồn rầu và chán nản. Cuối cùng ông trở thành một người ẩn dật, lang thang hết khách sạn này đến khách sạn khác.

Năm 1931, để kỷ niệm ngày sinh lần thứ 75 của Tesla, tạp chí Time đã đăng trên trang nhất một câu chuyện kể về nhà phát minh đánh tín hiệu lên các ngôi sao với chiếc "máy Tesla" của ông - đó là một máy phát vô tuyến khổng lồ. Rất hứng thú với việc kỷ niệm này, Tesla đã quyết định tổ chức những cuộc họp báo hàng năm vào ngày sinh nhật ông. Trong những buổi họp này, Tesla đã liên tục cảnh báo về những mối nguy hiểm của cuộc chiến tranh toàn cầu và cho rằng thảm họa đó có thể tránh được bằng việc phát triển một loại siêu vũ khí có khả năng duy trì sự cân bằng của các lực lượng. Ông tuyên bố rằng, nó chính là một loại súng phát ra chùm tia có thể tập trung một lượng lớn năng lượng để chiếu vào các máy bay, tàu chiến và quân đội. Năm 1937, khi Tesla đang đi dạo quanh thành phố, ông bị một chiếc taxi đâm phải. Lần này thì nhà phát minh vĩ đại đã không bao giờ có thể hồi phục được nữa, ông mất vào ngày 8/1/1943.

Tesla đã để lại một di sản phong phú các phát minh. Ông được biết đến như cha đẻ của động cơ AC và năm 1956, cái tên "tesla" được đặt cho một đơn vị quốc tế đo mật độ dòng của từ trường. Những tiên đoán đầy bí ẩn và kỳ lạ của ông đã khiến ông trở thành một vị thánh đối với những nhóm người đi theo những niềm tin tâm linh không chính thống. Bị mê mẩn bởi những tuyên bố của Tesla về sự khám phá những bí ẩn huyền ảo của vũ trụ, những tín đồ này đã cho rằng, các nhân vật quyền lực như Edison và Morgan đã âm mưu ngăn cản Tesla hoàn thiện các phát minh và sự nghiệp cách mạng hóa thế giới của ông.

Mặc dù những tuyên bố cường điệu và những đồn đại là thiếu cơ sở, nhưng Tesla đã thực sự là một con người có những đóng góp vĩ đại cho khoa học kỹ thuật. Khả năng tập trung vào những nguyên lý cơ bản là sức mạnh lớn nhất của ông, nhưng nó cũng đồng thời là điểm yếu lớn nhất của ông. Tesla đã quá say mê với vẻ đẹp của những khái niệm cơ bản, say mê đến mức ông đã không thể ngừng được việc theo đuổi đến từng chi tiết để hoàn thiện những phát minh của mình.

P/s: mình rất thích đọc về những phát minh của nhà vật lý Nikola Tesla nên mính sưu tầm các mẩu chuyện viết về ông !
 
Sky Fighter
Sky Fighter
James Prescott Joule
Nhà vật lý Anh Joule sinh ngày 24-12-1818 tại Salford. Thuở nhỏ, Joule được đào tạo tại nhà, những Đăng nhập vào bet365_link bet365 khi bị chặn_hướng dẫn đăng ký bet365 học đầu tiên về vật lý ông đã nhận được từ John Dalton và chính dưới ảnh hưởng của Dalton, ông đã bắt đầu tự tiến hành các nghiên cứu thực nghiệm.Vốn là chủ một nhà máy rượu bia ở London, song do ham thích nghiên cứu về điện và từ, ông đã tự chế tạo lấy các dụng cụ điện.

+ Năm 1840, ông khám phá ra hiện tượng bão hòa từ.

+ Từ năm 1841, Joule bắt đầu nghiên cứu hiện tượng tỏa nhiệt của dòng điện. Ông là người đầu tiên nảy ra ý nghĩ hiệu chuẩn la bàn tăng trong mạch điện mắc với vôn kế và qua thí nghiệm đã xác định thành công sự phụ thuộc giữa nhiệt tỏa ra trong dây dẫn khi có dòng điện, cường độ dòng điện và điện trở của dây dẫn. Đó là định luật Joule - Lenz. Joule đã xác định được lượng của nhiệt và đi tới chứng minh được định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng. Công trình đầu tiên của ông về vấn đề này được báo cáo ngày 24-1-1843 và ngày 21-8 cùng năm, ông báo cáo kết quả xác định đơn vị đo chung của nhiệt và công.

+ Trong những năm 1853 - 54, Joule đã cùng với nhà vật lý William Thomson tức Kelvin khám phá ra hiện tượng chất khí lạnh đi khi dãn nở đoạn nhiệt, còn gọi là hiệu ứng Joule - Thomson. Hiện tượng này được sử dụng để hóa lỏng các chất khí.

+ Joule còn có những đóng góp đáng kể vào vật lý lý thuyết. Bằng lý thuyết, ông đã xác định được nhiệt dung của một số chất khí. Ông đã xem xét nhiệt như sự chuyển động của các hạt và tính được tốc độ chuyển động của các phân tử khí, qua đó rút ra quan hệ phụ thuộc nhiệt độ của tốc độ đó. Joule đã được coi là một trong những người đặt nền móng cho thuyết khí động học. Từ năm 1850, ông trở thành thành viên của Hội Khoa học Hoàng gia London. Tên ông được đặt cho đơn vị công, năng lượng và nhiệt trong hệ SI, đó là đơn vị Joule, viết tắt là J.
Joule mất ngày 11-10-1889, thọ được 71 tuổi.
 
Bạn biết gì về thiên tài Einstein?
Bạn biết gì về thiên tài Einstein?
Hãy trả lời 10 câu hỏi dưới đây để xem bạn biết bao nhiêu về nhà vật lí thiên tài Albert Einstein nhé.

1. Trong lí thuyết nào, Einstein đã xác lập rằng không có cái gì chuyển động nhanh hơn ánh sáng?
A. Thuyết Big Bang
B. Thuyết tương đối rộng
C. Thuyết tương đối hẹp
2. Trong phương trình nổi tiếng của Einstein $E = mc^2, c$ là kí hiệu của cái gì?
A. Tốc độ ánh sáng
B. Xung lượng
C. Khối lượng
3. Vào năm 1901, Einstein đã từ bỏ tư cách công dân của nước nào để trở thành một công dân Thụy Sĩ?
A. Mĩ
B. Anh
C. Đức
4. Lúc công bố lí thuyết tương đối hẹp, Einstein đang làm việc ở đâu?
A. Tại sở cấp bằng sáng chế
B. Tại bưu điện
C. Tại rạp xiếc
5. Einstein giành giải thưởng Nobel năm 1921 cho thành tựu nào?
A. Khám phá hiệu ứng quang điện
B. Thiết lập thuyết tương đối rộng
C. Trong một giờ ăn được nhiều hotdog hơn các đồng nghiệp trong phòng thí nghiệm
6. Vợ thứ hai của Einstein, bà Elsa, là
A. Em họ của ông
B. Một công chúa
C. Một nghệ sĩ nhào lộn
7. Trước khi Einstein công bố thuyết tương đối rộng, công trình của nhà khoa học nào là lí thuyết ưu thế của sự hấp dẫn?
A. Micheal Faraday
B. Isaac Newton
C. Benjamin Franklin
8. Einstein đã bác bỏ lí thuyết vật lí nào khi nói câu “Chúa không chơi xúc xắc”?
A. Nhiệt động lực học
B. Lí thuyết casino
C. Cơ học lượng tử
9. Vào năm 1939, Einstein đã viết một bức thư thuyết phục tổng thống Mĩ Franklin Roosevelt theo đuổi việc chế tạo bom nguyên tử trước khi Hitler có bom trong tay. Dự án triển khai sau đó có tên gọi là
A. Dự án Roswell
B. Dự án Manhattan
C. Dự án Black Hole
10. Chuyện gì xảy ra với não Einstein sau khi ông qua đời?
A. Nó được trưng bày tại một viện bảo tàng
B. Nó được các nhà khoa học nghiên cứu
C. Cả hai ý trên
Đáp án: 1C; 2A; 3C; 4A; 5A; 6A; 7B; 8C; 9B; 10B
 
D
Dr K
Lise Meitner(1878 - 1968)
Lise Meitner(1878 - 1968), nữ bác học lừng danh thứ hai

Vào thời đại Cổ Hy Lạp, Democritus (460-370 tr. CN) khi khảo sát sự vật, đã cắt nghĩa nhiều hiện tượng vật lý bằng lý thuyết nguyên tử. Theo Democritus, vật chất được cấu tạo bởi những phần tử cực nhỏ không thể phân chia được gọi là “nguyên tử”. Một vật nặng là do có nhiều nguyên tử cấu kết lại, trong khi ở vật nhẹ, các nguyên tử được sắp xếp thưa thớt.

Lý thuyết của Democritus đã không tiến triển được xa và bị các nhà khoa học dần dần quên lãng trong gần 24 thế kỷ cho tới cuối thế kỷ 19, lý thuyết nguyên tử được các nhà vật lý xét lại. Sau khi tính phóng xạ của vài vật thể được khám phá, các nhà khoa học nhận thấy rằng trong nguyên tử còn có nhiều thành phần nhỏ hơn. Các nhà khoa học đã gặp một lãnh vực mới để khảo cứu: ngành nguyên tử học.

Trong số những nhân vật góp công vào ngành học này, có hai nữ bác học được toàn thể thế giới biết tên, đó là Marie Curie và Lise Meitner.

Trong khi bà Marie Curie đã nổi danh trên thế giới khoa học thì Lise Meitner còn là một cô sinh viên thuộc trường đại học của thành phố Vienna. Cô thiếu nữ này đã yêu thích toán học và vật lý ngay từ khi còn nhỏ tuổi. Cô chào đời tại Vienna và là con của một luật gia. Cũng như 6 anh chị em kia, Lise Meitner theo dần các lớp ở bậc trung học rồi lên tới cấp đại học khi còn quá trẻ.

Thật là may mắn cho Lise được theo học môn Vật Lý với Giáo Sư Ludwig Bolzmann. Vào thời bấy giờ các nhà vật lý chia làm hai phe, một phe phủ nhận lý thuyết nguyên tử còn phe kia cố gắng đào sâu các kiến thức về một thế giới cực nhỏ. Giáo Sư Bolzmann thuộc về phe thứ hai. Ông tin rằng các khám phá về chất phóng xạ sẽ chứng tỏ sự hiện hữu của nguyên tử.

Sau một thời gian theo học tại trường Đại Học Vienna, Lise Meitner đậu Tiến Sĩ Vật Lý vào năm 1906 và là phụ nữ thứ hai có văn bằng cao cấp như vậy. Năm 1907, Lise Meitner tới Berlin để theo đuổi ngành Vật Lý một cách sâu rộng. Vào thời kỳ này, trường Đại Học Berlin có một nhà đại bác học giảng dạy: ông Max Planck (1858-1947, Giải Nobel 1918). Meitner đã được Max Planck hướng dẫn trong các Đăng nhập vào bet365_link bet365 khi bị chặn_hướng dẫn đăng ký bet365 toán và các công cuộc nghiên cứu. Ngoài ra, vì đã khảo sát chất phóng xạ tại Vienna, Lise Meitner quyết định tiếp tục con đường này khi cộng tác với nhà hóa học trẻ tuổi Otto Hahn tại Viện Emil Fischer ở Berlin.

Vào thời đó, Viện Fischer đã không cho phép phụ nữ bước chân vào phòng thí nghiệm của Viện. Nhờ lòng tốt của Hahn, Meitner được tới khảo cứu chất phóng xạ trong một căn phòng thí nghiệm bằng gỗ của nhà hóa học này. Chính tài năng của Otto Hahn cũng ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng phát triển khoa học của Lise Meitner, vì thế hai người đã trở nên đôi bạn thân.

Trong nhiều năm trường, Lise Meitner đã đo cường độ của các tia phóng xạ và thực hiện nhiều khảo sát trong căn phòng thí nghiệm bằng gỗ với các dụng cụ quá thô sơ vì không có ngân khoản thường niên. Tới khi Otto Hahn được lên làm việc tại phòng khảo cứu hóa học trên lầu một của Viện Fischer thì cũng tại nơi đây, Lise Meitner được phép theo đuổi công trình nghiên cứu.

Qua năm 1912, Otto Hahn sang làm việc tại Viện Hoàng Đế Wilhelm khi Viện này mới được thành lập và được coi như một phần của trường Đại Học Berlin. Vào năm này, Lise Meitner sang giúp Max Planck trong công cuộc tìm hiểu môn Vật Lý Lý Thuyết.

Năm 1917, một phân khoa Hóa Học được thành lập tại Viện Wilhelm (The Kaiser Wilhelm Institute of Chemistry, sau đổi tên là The Max Planck Institute of Chemistry), Lise Meitner được mời sang làm Khoa Trưởng. Từ nay, bà Meitner có thể làm nghiên cứu thảnh thơi, không còn e ngại sự cấm đoán của những người đã quan niệm sai lầm về khả năng phục vụ Khoa Học của phụ nữ. Tại Viện Hoàng Đế Wilhelm, Lise Meitner đã theo sát các tiến bộ của ngành Vật Lý Nguyên Tử.

Các công trình của Lise Meitner được giới khoa học biết tới từ năm 1920 sau khi bà và Otto Hahn cùng khám phá ra chất phóng xạ đồng vị Protactinium (the isotope protactinium-231). Tất cả các nhà khoa học đã coi bà là một nhà bác học có đầy đủ kiến thức sâu rộng về ngành Vật Lý Nguyên Tử.

Từ năm 1868, nhà hóa học Nga Mendeleyev (1834-1907) đã xếp hạng các đơn chất theo trọng lượng nguyên tử. Tới khi bà Marie Curie tìm ra được chất Radium thì bảng Mendeleyev lại có thêm một đơn chất mới với nguyên tử số là 88. Sau đó, thế giới nguyên tử đã được các khoa học gia biết tới với các protons và electrons. Tới năm 1932, neutrons được khám phá. Năm 1934, Enrico Fermi đã dùng neutrons để bắn vào nhân nguyên tử Uranium, ông ta lấy được một chất mới mà trọng lượng quá nhỏ, không thể cân đo được. Cuộc thí nghiệm này của Enrico Fermi đã làm cho nhiều nhà vật lý đương thời chú ý, trong đó có Lise Meitner. Khi Lise Meitner và Otto Hahn cùng bắt tay vào việc thực hiện lại thí nghiệm của Enrico Fermi với một phương pháp hoàn toàn khác lạ thì họ được một nhà hóa học tới hợp tác: Fritz Strassmann.

Từ khi Hitler lên nắm chính quyền tại nước Đức, dân Do Thái bị bạc đãi một cách tàn nhẫn. Trong khi các người dân thiểu số này tìm cách lẩn trốn dần khỏi cảnh áp bức của đảng Quốc Xã thì từ năm 1934, các nhà bác học Do Thái trong đó có ông Albert Einstein cũng vắng bóng tại các trường đại học Đức. Tuy nhiên vì là người Áo nên các luật lệ đối xử kỳ thị với dân Do Thái đã không được áp dụng cho bà Lise Meitner.

Tới năm 1938, khi quân đội Đức xâm lăng nước Áo và đặt nước này dưới quyền kiểm soát của họ thì tới lượt người Áo cũng bị ngược đãi. Vì thế các bạn của Lise Meitner bèn tìm cách giúp bà trốn ra khỏi nước Đức để tránh gặp phải cảnh khủng bố của bọn người cuồng tín. Lise Meitner tới Copenhagen, Đan Mạch. Tại đây, bà có một người cháu là Otto Frisch làm việc cho phòng nghiên cứu của Niels Bohr.

Niels Bohr (1885-1962) là nhà bác học nguyên tử số một của nước Đan Mạch. Lý thuyết của Bohr về nguyên tử đã cắt nghĩa được nhiều hiện tượng vật lý, vì vậy giới khoa học gọi ông là cha đẻ của môn học nguyên tử.

Sau khi Lise Meitner rời khỏi nước Đức thì tại Berlin, Otto Hahn và Fritz Strassmann tiếp tục công cuộc tìm kiếm. Hai nhà hóa học này thấy rằng trong thí nghiệm của Enrico Fermi, đã sinh ra chất Barium với nguyên tử số là 56. Otto Hahn rất băn khoăn về sự rắc rối của nền vật lý hạch tâm. Các kết quả thí nghiệm của Otto Hahn và Fritz Strassmann tới với Lise Meitner khi bà đã sang Thụy Điển và làm việc trong Viện Nobel của Hàn Lâm Viện Khoa Học tại Stockholm. Lise Meitner mang lý thuyết của Bohr áp dụng vào kết quả trên, bà suy đoán ra rằng nếu chất Barium được sinh ra, thì đồng thời cũng có khí Krypton với nguyên tử số là 36. Bà cho phổ biến những nhận xét này trên tờ báo khoa học British Scientific. Theo bà, trong thí nghiệm trên các nhà khoa học đã tách nhân nguyên tử (nuclear fission) và cùng vào lúc này, một số lớn năng lượng đã được sinh ra. Bà cũng đề cập tới sự khả hữu của các phản ứng dây chuyền (chain reaction).

Sự cắt nghĩa lý thuyết nguyên tử của Lise Meitner đã làm cho tại Hoa Kỳ, các nhà khoa học vội vã kiểm chứng lại thí nghiệm của Otto Hahn. Tại Đan Mạch và trong phòng thí nghiệm của Bohr, Otto Frisch cũng đi đến cùng một kết quả. Công cuộc khảo cứu của Otto Hahn và Fritz Strassmann đã mang lại cho hai nhà bác học Đức Giải Thưởng Nobel về Vật Lý vào năm 1944. Thật là đáng tiếc cho Lise Meitner đã phải bỏ dở công trình nghiên cứu này trước khi thành công.

Lise Meitner sống tại Thụy Điển. Bà được bầu làm hội viên của Hàn Lâm Viện Khoa Học Stockholm. Bà đã từ chối tham dự vào chương trình chế tạo bom nguyên tử của Hoa Kỳ.

Sau khi Thế Chiến Thứ Hai chấm dứt, bà Lise Meitner sang Hoa Kỳ năm 1946 và là Giáo Sư Thỉnh Giảng tại trường đại học Catholic và một năm sau, bà trở lại Thụy điển để trở thành công dân của nước này. Bà tiếp tục công cuộc khảo cứu về nguyên tử. Danh vọng của bà vang lừng. Bà được tặng giải thưởng Khoa Học của thành phố Vienna vào năm 1947. Hai năm sau bà lại nhận được Huy Chương Max Planck. Vào năm 1966, bà Lise Meitner cũng được trao tặng phần thưởng Enrico Fermi với Otto Hahn và Fritz Strassmann. Bà về hưu tại nước Anh vào năm 1960 và qua đời tại Cambridge vào ngày 7 tháng 11 năm 1968.

Sự xuất sắc về Nguyên Tử của hai bà Marie Curie và Lise Meitner khiến cho mọi người không còn xét đoán sai lầm về khả năng của phụ nữ trong hai lãnh vực Toán Học và Khoa Học.
 
D
Dr K
Niels Bohr ( 1885 - 1962)
Năm 1913 ông đã đưa ra mô hình của nguyên tử, chứa một hạt nhân, quay xung quanh là các electron. Giai đoạn sau đó, ông đã là một chìa khóa để mở rộng cơ sở lý thuyết cho cơ học lượng tử. Trong khi Heisenberg, Schrodinger, Dirac và Born xây dưng nền tảng toán học cho lý thuyết trên, ông đã sử dụng chúng để giải thích cho thuyết của mình. Einstein chưa bao giờ chấp nhận nó, và là người phản đối đầu tiên lý thuyết đó, tại hội nghị Solvay năm 1927. Điều này dẫn đến cuộc tranh luận nổi tiếng Bohr - Einstein. Trong cuộc tranh luận sau cùng, vào năm 1930 cùng tại hội nghị Solvay, câu trả lời của Bohr sử dụng chính thuyết trường hấp dẫn của Einstein. Mặc dầu Bohr có nói điều gì, Einstein vẫn không dao động quan điểm của mình.

Bohr đã bắt đầu nghiên cứu về mô hình nguyên tử khi ông làm việc tại Manchester, nơi mà Rutherford đã đặt rất nhiều kì vọng. Bộ trilogy nổi tiếng của ông xây dựng năm 1913 đã giải thích được rất nhiều vấn đề, trong đó có giải thích các đường phổ của khí hydro, và được coi là bước nhẩy đầu tiên trong động lượng tử ( quantum dynamics)

Bohr nhân giải Nobel năm 1922. Trong những năm thế chiến thứ II, sau khi rời Đan Mạch, ông đã tham gia vào dự án bom nguyên tử của Mỹ. Sau khi ông trở lại Copenhagen, ông có vai trò quan trọng trong việc hoàn thành trung tâm nghiên cứu năng lượng cao CERN,nơi có phòng thí nghiệm ngầm lớn bậc nhất tại châu Âu dành cho vật lý hạt nhân.
 
D
Dr K
Max Planck (1858 -1947)


Max Planck ( 1858 -1947) , người khai sinh ra vật lý lượng tử. Năm 1900, ông nêu ra ý tưởng về năng lượng lượng tử hóa, giới thiệu về hệ số, cái mà ngày nay chúng ta gọi là hằng số Planck, một tập hợp các thước đo cho tất cả các hiện tượng lượng tử ( quantum phenomena). Trong năm 1918, ông nhận giải Nobel vật lý. Trích dẫn"...công nhận sự đóng góp lớn lao của ông trong việc làm thăng tiến ngành vật lý bằng việc khám phá ra quanta của năng lượng". Planck là người đầu tiên đã công nhận thuyết tương đối hẹp của Einstein. Theo lời của Einstein, Planck đã thiết đãi ông giống như một con tem hiếm. Bằng mọi cách, Planck đã mời bằng được Einstein trở về Berlin.

Tầm quan trọng và ảnh hưởng của Planck không phải là sự cường điệu hóa. Bằng chứng là với đóng góp của mình, tên của ông đã được đặt cho German Max Planck Society. Ông là người tiên khởi cho cơ học lượng tử. Cấu trúc rời rạc ( các nguyên tử) đã được miêu tả trước Planck, nhưng ông đã suy luận ra năng lượng cũng được lượng tử hóa.

Planck còn có tài năng khác ngoài vật lý. Ông còn có khả năng chơi đàn piano điêu luyện, tài soạn nhạc, biểu diễn giống như một ca sĩ và còn đóng kịch trên sân khấu. Ông đã viết Đăng nhập vào bet365_link bet365 khi bị chặn_hướng dẫn đăng ký bet365 Opera " Love in the Woods" cùng với " Exciting and love songs"

Cuộc đời của ông cũng gắn với những màn "bi kịch". Người vợ đầu tiên của ông đã mất năm 1909, sau 22 năm họ lấy nhau, để lại ông cùng với 2 cậu con trai và 2 người con gái. Người con trai lớn đã mất trong chiến tranh thế giới lần thứ I, và cả hai người con gái đều qua đời khi còn rất nhỏ. ( năm 1918 và năm 1919). Ngôi nhà của ông đã bị phá hủy hoàn toàn trong chiến tranh thế giới lần thứ II, và cậu con trai út đã bị tay sai của Hitler hành hình vào ngày 20 tháng 7 năm 1944...​
 
Galileo Galilei (1564-1642)
Galileo Galilei




Cuộc đời và sự nghiệp của Galileo Galilei

Là nhà toán học, nhà thiên văn và nhà vật lý. Ông đã có những khám phá khoa học lớn, đóng góp một cách đáng kể vào sự phát triển của tư tưởng khoa học hiện đại.

Ông sinh ở Pisa ngày 15 tháng Hai, con của Vincenzo Galilei, một nhạc sĩ. Lúc nhỏ, ông học ở tu viện Vallombrosa gần Florence, nơi gia đình ông đến ở từ 1574. Năm 1581, ông vào học y ở Ðại học Pisa. Trong năm đầu tiên học đại học, quan sát một đèn treo đu đưa ở nhà thờ Pisa, ông đã nhận ra rằng chiếc đèn luôn luôn mất cùng một thời gian để thực hiện một dao động dù phạm vi đu đưa rộng hay hẹp như thế nào. Ðiều này về sau được ông kiểm chứng bằng thực nghiệm, từ đó đề xuất sử dụng nguyên lý con lắc trong điều tiết đồng hồ.

Sau đó, khi được học hình học, ông bắt đầu say mê toán học. Năm 1585, vì không có tiền, ông phải thôi học, trở về Florence giảng dạy. Ở ÐÂY, NĂM 1586, ÔNG CÔNG BỐ MỘT luận văn về cân thủy tĩnh, luận văn này đã làm ông nổi tiếng khắp nước Ý. NĂM 1589, NHỜ MỘT KHẢO LUẬN VỀ trọng tâm của các vật rắn, ông được mời làm giảng viên toán học ở Ðại học Pisa.

Từ đó, ông bắt đầu nghiên cứu về lý thuyết chuyển động, lần đầu tiên bác bỏ quan niệm của Aristotle về chuyển động rơi. Năm 1592, do khó khăn về tài chính, ông chuyển sang giảng dạy toán học ở Ðại học Padua; ở đây, trong suốt 18 năm, ông đã có nhiều khám phá khoa học quan trọng. Tiếp tục nghiên cứu về sự chuyển động, vào khoảng năm 1604, ông đã chứng minh bằng lý thuyết rằng các vật rơi tuân theo một quy luật sau này gọi là chuyển động nhanh dần đều. Ông cũng đã đưa ra định luật về chuyển động rơi theo đường parabôn. Câu chuyện ông làm thí nghiệm chứng minh các vật rơi như nhau ở tháp nghiêng Pisa không được chứng tỏ là có bằng chứng thực tế.

Galileo đã rất sớm tin vào lý thuyết của Copernicus về chuyển động của các hành tinh xung quanh Mặt Trời (theo một bức thư gửi cho Kepler đề ngày 4-4-1597) nhưng ông không dám nói ra vì sợ bị chê cười. Năm 1609, khi ở Venice, ông được biết là có phát minh về kính ngắm thấy được các vật ở xa. Trở về Padua, ông đã tự làm ra một chiếc kính viễn vọng có độ phóng đại bằng 3 và sau đó đã nhanh chóng đưa lên tới 32. Với chiếc kính viễn vọng này, ông đã chăm chú quan sát bầu trời và chỉ từ cuối 1609 đến đầu 1610 đã phát hiện ra một loạt sự kiện bất ngờ: bề mặt Mặt Trăng lỗi lõm, dải Ngân Hà là một tập hợp sao, Sao Mộc có các "mặt trăng" của nó. Ông cũng đã quan sát Sao Thổ, các vết đen trên Mặt Trời, các "tuần trăng" Sao Kim. Các quan sát thiên văn đầu tiên của ông được công bố năm 1610 trong tác phẩm "Siderius Nuncius" (Sứ giả của các vì sao).

Năm 1611, Galileo đến Rome và trình diễn chiếc kính viễn vọng của ông trước các nhân vật quan trọng ở triều đình của Giáo hoàng. Do được tiếp đón nồng nhiệt, trong ba báo cáo nói về các vết đen của Mặt Trời ấn hành ở Rome năm 1613, ông đã tỏ ra có một lập trường xác định hơn đối với lý thuyết của Copernicus. Theo ông, chuyển động của các vết đen ngang qua bề mặt Mặt Trời là chứng cớ về sự đúng đắn của Copernicus và sự sai lầm của Ptolemy.

Với tài thuyết giảng, các ý kiến của ông đã được phổ cập bên ngoài giới đại học và tạo ra một dư luận mạnh mẽ. Các giáo sư theo học thuyết Aristotle tìm cách chống lại ông và họ đã được sự hợp tác của các thầy tu, những người này bí mật tố cáo Galileo với Tòa án Giáo hội.

Năm 1616, tác phẩm "De revolutionibus..." của Copernicus bị đưa vào danh mục sách cấm. Trước khi lệnh cấm được ban hành, Giáo chủ Hồng y Robert Bellarmine, với tư cách cá nhân, đã báo cho Galileo biết là từ nay trở đi ông không được bảo vệ lý thuyết của Copernicus nhưng vẫn có thể bàn cãi về lý thuyết này như là một giả định toán học.

Trong 7 năm sau đó, Galileo rút về nghiên cứu ở nhà riêng tại Bellosguardo gần Florence. Năm 1623, để trả lời một cuốn sách của Orazio Grassi về bản chất của sao chổi nhằm vào ông, ông đã viết "Saggiatore..." (Người xét nghiệm...), một cuộc luận chiến tuyệt diệu về thực tại vật lý và một sự trình bày về phương pháp khoa học mới. Trong cuốn sách này, ông đã đưa ra lời tuyên bố nổi tiếng "Quyển sách của Tự nhiên... được viết bằng chữ toán học". Cuốn sách được đề tặng Giáo hoàng Urban VIII và được ông này nhiệt tình tiếp nhận.

Năm 1624, Galileo lại đến Rome với hy vọng xin bỏ lệnh cấm năm 1616. Ông không làm được việc này nhưng được Giáo hoàng cho phép viết về "các hệ thống thế giới", của Ptolemy cũng như của Copernicus, nhưng phải đi đến kết luận được Giáo hoàng đặt ra: con người không thể biết thế giới thực sự là gì vì Chúa có thể mang lại cùng những hệ quả theo những cách mà con người không thể tưởng tượng được và con người không được hạn chế cái quyền tuyệt đối của Chúa.

Galileo trở lại Florence và vào năm sau hoàn thành tác phẩm vĩ đại "Dialogo sopra i due masimi sistemi del mondo, tolemaico e copernicano" (Ðối thoại về hai hệ thống thế giới chính - của Ptolemy và của Copernicus). Cuốn sách xuất hiện năm 1632 và được khắp châu Âu ca ngợi là một kiệt tác về văn học và triết học, nhưng Giáo hoàng thì rất tức giận và ra lệnh khởi tố Galileo.

Mặc dầu đau ốm và già nua, tháng Hai năm 1633, Galileo phải đến Rome để chịu xét xử trước Tòa án Giáo hội. Ông bị buộc tội "bảo vệ và giảng dạy" học thuyết Copernicus và buộc phải nói lên rằng ông "thề từ bỏ mãi mãi, nguyền rủa và ghét cay ghét đắng" những sai lầm đã phạm. Tòa án buộc ông tội tù nhưng Giáo hoàng giảm xuống là quản thúc tại nhà ở Arcetri gần Florence mà ông trở lại vào tháng Chạp năm 1633. Tội này kéo dài suốt 8 năm cho đến khi ông qua đời. Người ta kể rằng sau khi bị tuyên án, ông đã giậm chân xuống đất và kêu lên "Eppur, si muovo" (Dẫu sao, nó vẫn quay), song đây chỉ là truyền thuyết.

Bị quản thúc tại nhà, Galileo vẫn không ngừng làm việc. Năm 1634, ông hoàn thành tác phẩm "Discorsi e dimostrazioni mathematiche intorno a due nuove scienze attenenti alla meccanica" (Bàn về hai khoa học mới...), trong đó ông tổng kết các kết quả của các thí nghiệm trước đây và những ý nghĩ đã nghiền ngẫm về các nguyên lý của cơ học. Tác phẩm được in năm 1638. Ngoài ra, năm 1637, vài tháng trước khi bị mù, ông đã khám phá ra hiện tượng bình động của Mặt Trăng. Ngọn lửa thiên tài trong con người ông không hề tắt. Ông đã nghĩ đến việc sử dụng con lắc trong điều tiết đồng hồ mà sau này năm 1656, Christiaan Huygens áp dụng trong thực tế. Ông giảng cho các học trò Vincenzo Viviani và Evangelista Torricelli những ý tưởng cuối cùng về lý thuyết va chạm khi ông lên cơn sốt và qua đời ngày 8 tháng Giêng năm 1642.

Ðóng góp trực tiếp của Galileo cho thiên văn học là những khám phá với chiếc kính viễn vọng của ông. Biên giới của vũ trụ nhìn thấy đã được ông mở rộng ra rất nhiều. Trong hai năm sau khi khám phá ra các vệ tinh của Sao Mộc, ông đã lập các bảng chính xác về sự quay của các vệ tinh này. Các quan sát của ông về các vết đen của Mặt Trời đã đạt độ chính xác rất cao và từ đó ông đã rút ra những kết luận rất quan trọng: sự tự quay của Mặt Trời và sự xoay vòng của Trái Ðất.

Có một điều kỳ lạ là Galileo không biết các định luật về chuyển động hành tinh của Kepler, người đương thời của ông. Ông tin rằng các quỹ đạo hành tinh phải là đường tròn để duy trì một trật tự hoàn hảo của vũ trụ. Song ông cũng đã có một số niềm tin đúng đắn như rồi sẽ phát hiện ra các hành tinh ở bên ngoài Sao Thổ, ánh sáng có tốc độ hữu hạn tuy rất lớn. Ông cũng đã nói đến việc chế tạo kính hiển vi từ năm 1610 nhưng mãi đến năm 1624, khi nhìn thấy một chiếc kính hiển vi phức hợp ở Rome, ông mới làm ra một chiếc.

Ðóng góp quan trọng nhất của Galileo rõ ràng là đóng góp vào việc thiết lập cơ học như một khoa học. Trước Galileo đã có một số khám phá về lực nhưng chính ông mới là người đầu tiên làm rõ ý tưởng lực là một tác nhân cơ học. Tuy ông không phát biểu về sự phụ thuộc giữa chuyển động và lực thành các định luật, nhưng các công trình của ông về động lực học luôn luôn cho thấy có các định luật này. Ông là người đã mở đường cho I. Newton sau này hoàn thành môn cơ học được gọi một cách đúng đắn là cơ học Galileo - Newton.
Theo Vật lý & Tuổi trẻ
 
Isaac Newton (1642-1727)
Isaac Newton

Isaac Newton 46 tuổi​
Chữ ký

Isaac Newton là một nhà vật lý, nhà thiên văn học, nhà triết học, nhà toán học, nhà thần học và nhà giả kim người Anh. Theo lịch Julius, ông sinh ngày 25 tháng 12 năm 1642 và mất ngày 20 tháng 3 năm 1727; theo lịch Gregory, ông sinh ngày 4 tháng 1 năm 1643và mất ngày 31 tháng 3 năm 1727.Luận thuyết của ông về Philosophiae Naturalis Principia Mathematica (Các Nguyên lý Toán học của Triết lý về Tự nhiên) xuất bản năm 1687, đã mô tả về vạn vật hấp dẫn và 3 định luật Newton, được coi là nền tảng của cơ học cổ điển, đã thống trị các quan niệm về vật lý, khoa học trong suốt 3 thế kỷ tiếp theo. ông cho rằng sự chuyển động của các vật thể trên mặt đất và các vật thể trong bầu trời bị chi phối bởi các định luật tự nhiên giống nhau.Trong cơ học, Newton đưa ra nguyên lý bảo toàn động lượng (bảo toàn quán tính). Trong quang học, ông khám phá ra sự tán sắcánh sáng, giải thích việc ánh sáng trắng qua lăng kính trở thành nhiều màu.Trong toán học, Newton cùng với Gottfried Leibniz phát triển phép tính vi phân và tích phân. Ông cũng đưa ra nhị thức Newton tổng quát.Năm 2005, trong một cuộc thăm dò ý kiến của Hội Hoàng gia về nhân vật có ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử khoa học, Newton vẫn là người được cho rằng có nhiều ảnh hưởng hơn Albert Einstein.



Sự nghiệp


Isaac Newton sinh ra trong một gia đình nông dân. May mắn cho nhân loại, Newton không làm ruộng giỏi nên được đưa đến Đại học Cambridge để trở thành luật sư. Tại Cambridge, Newton bị ấn tượng mạnh từ Euclid, tuy rằng tư duy của ông cũng bị ảnh hưởng bởi trường phái của Roger Bacon và René Descartes. Một đợt dịch bệnh đã khiến trường Cambridge đóng cửa và trong thời gian ở nhà, Newton đã có những phát kiến khoa học quan trọng, dù chúng không được công bố ngay.Những người có ảnh hưởng đến việc công bố các công trình của Newton là Robert Hooke và Edmond Halley. Sau một cuộc tranh luận về chủ đề quỹ đạo của một hạt khi bay từ vũ trụ vào Trái Đất với Hooke, Newton đã bị cuốn hút vào việc sử dụng định luật vạn vật hấp dẫn và cơ học của ông trong tính toán quỹ đạo Johannes Kepler. Những kết quả này hấp dẫn Halley và ông đã thuyết phục được Newton xuất bản chúng. Từ tháng 8 năm 1684 đến mùa xuân năm 1688, Newton hoàn thành tác phẩm, mà sau này trở thành một trong những công trình nền tảng quan trọng nhất cho vật lý của mọi thời đại, cuốn Philosophiae Naturalis Principia Mathematica (Các Nguyên lý Toán học của Triết lý về Tự nhiên).Trong quyển I của tác phẩm này, Newton giới thiệu các định nghĩa và ba định luật của chuyển động thường được biết với tên gọi sau này là Định luật Newton. Quyển II trình bày các phương pháp luận khoa học mới của Newton thay thế cho triết lý Descartes. Quyển cuối cùng là các ứng dụng của lý thuyết động lực họccủa ông, trong đó có sự giải thích về thủy triều và lý thuyết về sự chuyển động của Mặt Trăng. Để kiểm chứng lý thuyết về vạn vật hấp dẫn của ông, Newton đã hỏi nhà thiên văn John Flamsteed kiểm tra xem Sao Thổ có chuyển động chậm lại mỗi lần đi gần Sao Mộc không. Flamsteed đã rất sửng sốt nhận ra hiệu ứng này có thật và đo đạc phù hợp với các tính toán của Newton. Các phương trình của Newton được củng cố thêm bằng kết quả quan sát về hình dạng bẹt của Trái Đất tại hai cực, thay vì lồi ra tại hai cực như đã tiên đoán bởi trường phái Descartes. Phương trình của Newton cũng miêu tả được gần đúng chuyển động Mặt Trăng, và tiên đoán chính xác thời điểm quay lại của sao chổi Halley. Trong các tính toán về hình dạng của một vật ít gây lực cản nhất khi nằm trong dòng chảy của chất lỏng hay chất khí, Newton cũng đã viết ra và giải được Đăng nhập vào bet365_link bet365 khi bị chặn_hướng dẫn đăng ký bet365 toán giải tích biến phân đầu tiên của thế giới.Newton sáng tạo ra một phương pháp khoa học rất tổng quát. Ông trình bày phương pháp luận của ông thành bốn quy tắc của lý luận khoa học. Các quy tắc này được phát biểu trong quyển Philosophiae Naturalis Principia Mathematica như sau:
  1. Các hiện tượng tự nhiên phải được giải thích bằng một hệ tối giản các quy luật đúng, vừa đủ và chặt chẽ.
  2. Các hiện tượng tự nhiên giống nhau phải có cùng nguyên nhân như nhau.
  3. Các tính chất của vật chất là như nhau trong toàn vũ trụ.
  4. Một nhận định rút ra từ quan sát tự nhiên chỉ được coi là đúng cho đến khi có một thực nghiệm khác mâu thuẫn với nó.
Bốn quy tắc súc tích và tổng quát cho nghiên cứu khoa học này đã là một cuộc cách mạng về tư duy thực sự vào thời điểm bấy giờ. Thực hiện các quy tắc này, Newton đã hình thành được các định luật tổng quát của tự nhiên và giải thích được gần như tất cả các Đăng nhập vào bet365_link bet365 khi bị chặn_hướng dẫn đăng ký bet365 toán khoa học vào thời của ông. Newton còn đi xa hơn việc chỉ đưa ra các quy tắc cho lý luận, ông đã miêu tả cách áp dụng chúng trong việc giải quyết một Đăng nhập vào bet365_link bet365 khi bị chặn_hướng dẫn đăng ký bet365 toán cụ thể. Phương pháp giải tích mà ông sáng tạo vượt trội các phương pháp mang tính triết lý hơn là tính chính xác khoa học của Aristoteles và Thomas Aquinas. Newton đã hoàn thiện phương pháp thực nghiệm của Galileo Galilei, tạo ra phương pháp tổng hợp vẫn còn được sử dụng cho đến ngày nay trong khoa học. Những câu chữ sau đây trong quyển Opticks (Quang học) của ông có thể dễ dàng bị nhầm lẫn với trình bày hiện đại của phương pháp nghiên cứu thời nay, nếu Newton dùng từ "khoa học" thay cho "triết lý về tự nhiên":Cũng như trong toán học, trong triết lý về tự nhiên, việc nghiên cứu các vấn đề hóc búa cần thực hiện bằng phương pháp phân tích và tổng hợp. Nó bao gồm làm thí nghiệm, quan sát, đưa ra những kết luận tổng quát, từ đó suy diễn. Phương pháp này sẽ giúp ta đi từ các hợp chất phức tạp đến nguyên tố, đi từ chuyển động đến các lực tạo ra nó; và tổng quát là từ các hiện tượng đến nguyên nhân, từ nguyên nhân riêng lẻ đến nguyên nhân tổng quát, cho đến khi lý luận dừng lại ở mức tổng quát nhất. Tổng hợp lại các nguyên nhân chúng ta đã khám phá ra thành các nguyên lý, chúng ta có thể sử dụng chúng để giải thích các hiện tượng hệ quả.Newton đã xây dựng lý thuyết cơ học và quang học cổ điển và sáng tạo ra giải tích nhiều năm trước Gottfried Leibniz. Tuy nhiên ông đã không công bố công trình về giải tích trướcLeibniz. Điều này đã gây nên một cuộc tranh cãi giữa Anh và lục địa châu Âu suốt nhiều thập kỷ về việc ai đã sáng tạo ra giải tích trước. Newton đã phát hiện ra định lý nhị thức đúng cho các tích của phân số, nhưng ông đã để cho John Wallis công bố. Newton đã tìm ra một công thức cho vận tốc âm thanh, nhưng không phù hợp với kết quả thí nghiệm của ông. Lý do cho sự sai lệch này nằm ở sự giãn nở đoạn nhiệt, một khái niệm chưa được biết đến thời bấy giờ. Kết quả của Newton thấp hơn γ½ lần thực tế, với γ là tỷ lệ các nhiệt dung của không khí.Theo quyển Opticks, mà Newton đã chần chừ trong việc xuất bản mãi cho đến khi Hooke mất, Newton đã quan sát thấy ánh sáng trắng bị chia thành phổ nhiều màu sắc, khi đi qua lăng kính (thuỷ tinh của lăng kính có chiết suất thay đổi tùy màu). Quan điểm hạt về ánh sáng của Newton đã xuất phát từ các thí nghiệm mà ông đã làm với lăng kính ở Cambridge. Ông thấy các ảnh sau lăng kính có hình bầu dục chứ không tròn như lý thuyết ánh sáng thời bấy giờ tiên đoán. Ông cũng đã lần đầu tiên quan sát thấy các vòng giao thoa mà ngày nay gọi làvòng Newton, một bằng chứng của tính chất sóng của ánh sáng mà Newton đã không công nhận. Newton đã cho rằng ánh sáng đi nhanh hơn trong thuỷ tinh, một kết luận trái với lý thuyết sóng ánh sáng của Christiaan Huygens.Newton cũng xây dựng một hệ thống hoá học trong mục 31 cuối quyển Opticks. Đây cũng là lý thuyết hạt, các "nguyên tố" được coi như các sự sắp xếp khác nhau của những nguyên tử nhỏ và cứng như các quả bi-a. Ông giải thích phản ứng hoá học dựa vào ái lực giữa các thành phần tham gia phản ứng. Cuối đời (sau 1678) ông thực hiện rất nhiều các thí nghiệm hoá học vô cơ mà không ra kết quả gì.Newton rất nhạy cảm với các phản bác đối với các lý thuyết của ông, thậm chí đến mức không xuất bản các công trình cho đến tận sau khi người hay phản bác ông nhất là Hooke mất. Quyển Philosophiae Naturalis Principia Mathematica phải chờ sự thuyết phục của Halley mới ra đời. Ông tỏ ra ngày càng lập dị vào cuối đời khi thực hiện các phản ứng hoá học và cùng lúc xác định ngày tháng cho các sự kiện trong Kinh Thánh. Sau khi Newton qua đời, người ta tìm thấy một lượng lớn thuỷ ngân trong cơ thể của ông, có thể bị nhiễm trong lúc làm thí nghiệm. Điều này hoàn toàn có thể giải thích sự lập dị của Newton.Newton đã một mình đóng góp cho khoa học nhiều hơn bất cứ một nhân vật nào trong lịch sử của loài người. Ông đã vượt trên tất cả những bộ óc khoa học lớn của thế giới cổ đại, tạo nên một miêu tả cho vũ trụ không tự mâu thuẫn, đẹp và phù hợp với trực giác hơn mọi lý thuyết có trước. Newton đưa ra cụ thể các nguyên lý của phương pháp khoa học có thể ứng dụng tổng quát vào mọi lĩnh vực của khoa học. Đây là điều tương phản lớn so với các phương pháp riêng biệt cho mỗi lĩnh vực của Aristoteles và Aquinas trước đó.Tuy các phương pháp của Newton rất lôgic, ông vẫn tin vào sự tồn tại của Chúa. Ông tin là sự đẹp đẽ hoàn hảo theo trật tự của tự nhiên phải là sản phẩm của một Đấng Tạo hoá siêu nhân. Ông cho rằng Chúa tồn tại mọi nơi và mọi lúc. Theo ông, Chúa sẽ thỉnh thoảng nhúng tay vào sự vận hồi của thế gian để giữ gìn trật tự.Cũng có các nhà triết học trước như Galileo và John Philoponus sử dụng phương pháp thực nghiệm, nhưng Newton là người đầu tiên định nghĩa cụ thể và hệ thống cách sử dụng phương pháp này. Phương pháp của ông cân bằng giữa lý thuyết và thực nghiệm, giữa toán học và cơ học. Ông toán học hoá mọi khoa học về tự nhiên, đơn giản hoá chúng thành các bước chặt chẽ, tổng quát và hợp lý, tạo nên sự bắt đầu của Kỷ nguyên Suy luận. Những nguyên lý mà Newton đưa ra do đó vẫn giữ nguyên giá trị cho đến thời đại ngày nay. Sau khi ông ra đi, những phương pháp của ông đã mang lại những thành tựu khoa học lớn gấp bội những gì mà ông có thể tưởng tượng lúc sinh thời. Các thành quả này là nền tảng cho nền công nghệ mà chúng ta được hưởng ngày nay.Không ngoa dụ chút nào khi nói rằng Newton là danh nhân quan trọng nhất đóng góp cho sự phát triển của khoa học hiện đại. Như nhà thơ Alexander Pope đã viết: Nature and Nature's laws lay hid in night.God said, Let Newton be!and all was light

Tiểu sử


Isaac Newton sinh ra tại một ngôi nhà ở Woolsthorpe, gần Grantham ở Lincolnshire, Anh, vào ngày 25 tháng 12 năm 1642 (4 tháng 1, 1643 theo lịch mới). Ông chưa một lần nhìn thấy mặt cha, do cha ông, một nông dân cũng tên là Isaac Newton, mất trước khi ông sinh ra không lâu. Sống không hạnh phúc với bố dượng từ nhỏ, Newton bắt đầu những năm học phổ thông trầm uất, xa nhà và bị gián đoạn bởi các biến cố gia đình. May mắn là do không có khả năng điều hành tài chính trong vai anh cả sau khi bố dượng mất, ông tiếp tục được cho học đại học (trường Trinity College Cambridge) sau phổ thông vào năm 1661, sử dụng học bổng của trường với điều kiện phải phục dịch các học sinh đóng học phí.Mục tiêu ban đầu của Newton tại Đại học Cambridge là tấm bằng luật sư với chương trình nặng về triết học của Aristotle, nhưng ông nhanh chóng bị cuốn hút bởi toán học của Descartes, thiên văn học của Galileo và cả quang học của Kepler. Ông đã viết trong thời gian này: "Plato là bạn của tôi, Aristotle là bạn của tôi, nhưng sự thật mới là người bạn thân thiết nhất của tôi". Tuy nhiên, đa phần kiến thức toán học cao cấp nhất thời bấy giờ, Newton tiếp cận được là nhờ đọc thêm sách, đặc biệt là từ sau năm 1663, gồm các cuốn Elementscủa Euclid, Clavis Mathematica của William Oughtred, La Géométrie của Descartes, Geometria a Renato Des Cartes của Frans van Schooten, Algebra của Wallis và các công trình của François Viète.Ngay sau khi nhận bằng tốt nghiệp, năm 1630, ông phải trở về nhà 2 năm vì trường đóng cửa do bệnh dịch hạch lan truyền. Hai năm này chứng kiến một loạt các phát triển quan trọng của Newton với phương pháp tính vi phân và tích phân hoàn toàn mới, thống nhất và đơn giản hoá nhiều phương pháp tính khác nhau thời bấy giờ để giải quyết những Đăng nhập vào bet365_link bet365 khi bị chặn_hướng dẫn đăng ký bet365 toán có vẻ không liên quan trực tiếp đến nhau như tìm diện tích, tìm tiếp tuyến, độ dài đường cong và cực trị của hàm. Tài năng toán học của ông nhanh chóng được hiệu trưởng của Cambridge nhận ra khi trường mở cửa trở lại. Ông được nhận làm giảng viên của trường năm 1670, sau khi hoàn thành thạc sĩ, và bắt đầu nghiên cứu và giảng về quang học. Ông lần đầu chứng minh ánh sáng trắng thực ra được tạo thành bởi nhiều màu sắc, và đưa ra cải tiến cho kính thiên văn sử dụng gương thay thấu kính để hạn chế sự nhoè ảnh do tán sắc ánh sáng qua thuỷ tinh.Newton được bầu vào Hội Khoa học Hoàng gia Anh năm 1672 và bắt đầu vấp phải các phản bác từ Huygens và Hooke về lý thuyết hạt ánh sáng của ông. Lý thuyết về màu sắc ánh sáng của ông cũng bị một tác giả phản bác và cuộc tranh cãi đã dẫn đến suy sụp tinh thần cho Newton vào năm 1678. Năm 1679 Newton và Hooke tham gia vào một cuộc tranh luận mới về quỹ đạo của thiên thể trong trọng trường. Năm 1684, Halley thuyết phục được Newton xuất bản các tính toán sau cuộc tranh luận này trong quyển Philosophiae Naturalis Principia Mathematica (Các Nguyên lý của Triết lý về Tự Nhiên). Quyển sách đã mang lại cho Newton tiếng tăm vượt ra ngoài nước Anh, đến châu Âu.Năm 1685, chính trị nước Anh thay đổi dưới sự trị vì của James II, và trường Cambridge phải tuân thủ những điều luật phi lý như buộc phải cấp bằng cho giáo chủ không thông qua thi cử. Newton kịch liệt phản đối những can thiệp này và sau khi James bị William III đánh bại, Newton được bầu vào Nghị viện Anh nhờ những đấu tranh chính trị của ông.Năm 1693, sau nhiều năm làm thí nghiệm hoá học thất bại và sức khoẻ suy sụp nghiêm trọng, Newton từ bỏ khoa học, rời Cambridge để về nhận chức trong chính quyền tại Luân Đôn. Newton tích cực tham gia hoạt động chính trị và trở nên giàu có nhờ bổng lộc nhà nước. Năm 1703 Newton được bầu làm chủ tịch Hội Khoa học Hoàng gia Anh và giữ chức vụ đó trong suốt phần còn lại của cuộc đời ông. Ông được Nữ hoàng phong bá tước năm 1705. việc ai phát minh ra vi phân và tích phân, Newton và Lepnic không bao giờ tranh luận cả, nhưng các người hâm mộ lại tranh cãi quyết liệt khiến hai nhà khoa học vĩ đại này cảm thấy xấu hổ. Ông mất ngày 31 tháng 3 năm 1727 tại Luân Đôn.

Từ năm 1670 đến 1672, Newton diễn thuyết về quang học. Trong khoảng thời gian này ông khám phá ra sự tán sắc ánh sáng, giải thích việc ánh sáng trắng qualăng kính trở thành nhiều màu, và một thấu kính hay một lăng kính sẽ hội tụ các dãy màu thành ánh sáng trắng.Newton còn cho thấy rằng ánh sáng màu không thay đổi tính chất, bằng việc phân tích các tia màu và chiếu vào các vật khác nhau. Newton chú ý rằng dù là gì đi nữa, phản xạ, tán xạ hay truyền qua, màu sắc vẫn giữ nguyên. Vì thế màu mà ta quan sát là kết quả vật tương tác với các ánh sáng đã có sẵn màu sắc, không phải là kết quả của vật tạo ra màu.

Câu nói nổi tiếng:

"Nếu bạn hỏi một người giỏi trượt băng làm sao để thành công, anh ta sẽ nói với bạn: ngã, đứng dậy là thành công".
 
kiemro721119
kiemro721119
Thomas Edison (1847 - 1931)
Thomas Edison (1847 - 1931) nhà phát minh số một của Hoa Kỳ và thế giới.

1/ Thời thơ ấu.

Vào khoảng tháng 12 năm 1837, Đại Úy William L. Mackenzie và các đồng chí trong đó có ông Samuel Edison, đã tổ chức một cuộc cách mạng, định đánh chiếm thành phố Toronto thuộc Gia Nã Đại nhưng mưu sự không thành. Để tránh sự lùng bắt, ông Samuel Edison phải trốn sang Michigan, Hoa Kỳ, rồi lưu lại Detroit vì thời bấy giờ, chính phủ Canada dự định lưu đầy các phạm nhân chính trị sang Tasmania, châu Úc.Sau khi mang được gia đình gồm vợ và hai con sang Hoa Kỳ vào đầu năm 1839, ông Samuel Edison dời nhà tới Milan, thuộc tiểu bang Ohio. Milan là một thị trấn nhỏ bên giòng sông Huron, cách hồ Erie vài dặm đường. Tại Milan, công việc buôn bán khá sầm uất. Từ nơi đây người dân chở đi nào ngũ cốc, rau trái, nào củi gỗ và các nông sản khác. Ông Samuel Edison dựng nên tại nơi đây một xưởng cưa và công việc làm ăn khá phát đạt. Chính tại nơi cư ngụ mới này, gia đình Edison đã có thêm một đứa trẻ vào ngày 11/2/1847. Ông Samuel đặt tên cho đứa bé là Thomas Alva Edison để ghi nhớ Đại Úy Alva Bradley đã có công giúp đỡ gia đình Samuel sang Hoa Kỳ.Alva hay Al, tên gọi tắt, là một đứa trẻ có cái đầu to khác thường khiến cho bác sĩ bảo cậu sẽ bị đau óc nhưng điều tiên đoán này đã trở thành sai lầm và thực ra, chính bộ óc của Al sau này đã làm tiến triển ngành Kỹ Thuật của Nhân Loại. Càng lớn, Al càng tỏ ra hiếu kỳ. Cậu thường đặt các câu hỏi “tại sao, thế nào... “ và các câu thắc mắc không bao giờ hết của cậu đã khiến cho những người chung quanh đành phải trả lời “không biết”. Khi lên 5 tuổi, Al thường lang thang bên bờ sông mà coi người lớn làm việc. Tại nơi này, cậu được nghe nhiều Đăng nhập vào bet365_link bet365 khi bị chặn_hướng dẫn đăng ký bet365 hát và đã thuộc lòng rất nhanh các câu ca bình dân, điều này chứng tỏ Al có một trí nhớ rất tốt và nhờ trí nhớ này mà về sau, cậu thu thập được nhiều kiến thức sâu rộng.Vào năm 1850, đường xe lửa được đặt tại nhiều nơi trên đất Hoa Kỳ. Tại Milan, các bô lão từ chối không cho phép đường sắt đi qua làng mình vì e ngại công việc làm trên sông bị tê liệt. Vì thế đường xe lửa chỉ được thiết lập tại phía bắc tiểu bang Ohio và cũng do vậy, thị trấn Milan trở nên kém sầm uất. Ông Samuel đành phải đóng xưởng cưa và dọn nhà qua Port Huron, thuộc tiểu bang Michigan vào năm 1854. Tại Port Huron, ông Samuel buôn bán ngũ cốc, củi gỗ và cũng trồng rau và trái cây. Năm lên 8 tuổi, Al từng giúp cha, chất rau trái lên một chiếc xe ngựa và đi bán hàng từng nhà trong thị xã.Al cũng được cha mẹ cho đi học tại một ngôi trường độc nhất. Trường chỉ có một lớp với khoảng 40 học sinh, lớn có, nhỏ có, học một ông giáo theo các trình độ khác nhau. Trong phòng học những chỗ ngồi gần ông thầy chỉ để dành cho các trẻ em ngu đần. Tại lớp học, Al đặt rất nhiều câu hỏi hắc búa mà lại không chịu trả lời các câu hỏi của thầy. Al thường đội sổ, khiến cho các bạn cậu chế riễu cậu là đần độn.Một hôm, nhân có viên thành tra vào thăm lớp học, thầy giáo đã chỉ vào Al và nói : “trò này điên khùng, không đáng ngồi học lâu hơn”. Al rất căm hận về hai chữ “điên khùng” và đem câu chuyện này kể lại với mẹ. Bà Nancy khi nghe kể xong, liền nổi giận, bà dẫn ngay Al đến trường và bảo ông giáo : “ông bảo con tôi điên khùng hả? Tôi nói thật cho ông rõ, trí óc của nó còn hơn ông đấy. Tôi sẽ giữ nó tại nhà và dạy lấy, vì tôi đã là giáo viên, để ông thấy rằng sau này nó sẽ ra sao!”.Từ đó, Alva không đến trường nữa mà học với mẹ tại nhà trong suốt 6 năm trường. Nhờ mẹ, Al học dần các môn Lịch Sử của Hy Lạp, La Mã và Sử Thế Giới. Al cũng được làm quen với Thánh Kinh, với các tác phẩm của Shakespeare và của các văn sĩ, thi sĩ, sử gia danh tiếng khác. Nhưng đặc biệt nhất, Al ưa thích Khoa Học. Cậu có thể kể lại rành mạch các phát minh, các thí nghiệm và tiểu sử của các đại bác học như Newton, Galileo. . . Chỉ trong vòng 6 năm, bà Nancy đã truyền lại cho con tất cả kiến thức của mình, từ môn Địa Dư với những tên núi sông, tới môn Toán Học chính xác. Bà Nancy không những dạy con về học vấn mà còn huấn luyện Al về hạnh kiểm. Al được mẹ nhắc nhở các đức tính thật thà, ngay thẳng, tự tin và cần cù, cộng với lòng ái quốc và tình yêu nhân loại.Al học hành tiến bộ rất nhanh chóng khiến cho cha rất hài lòng. Ông Samuel thường cho con các món tiền nhỏ đủ mua dần từng cuốn sách hữu ích, nhờ thế Al đã say sưa với các tác phẩm như Ivanho của Scott, Robinson Crusoe của Defoe và Oliver Twist của Dickens. Nhưng tác giả mà Al ưa thích nhất là Victor Hugo và cậu thường kể lại cho các bạn nghe các câu chuyên đã đọc qua.Năm 10 tuổi, Al được cha cho cuốn sách toát yếu về Khoa Học của soạn giả Parker (School Compendium of Natural and Experimental Philosophy by Richard Green Paker). Trong cuốn sách toát yếu này, Paker đã giảng giải về máy hơi nước, máy điện báo, cột thu lôi, pin Volta. . . Cuốn sách đã trả lời Al rất nhiều điều mà từ trước, Al vẫn thường thắc mắc. Cuốn sách này đã dẫn đường cho Al tới phạm vi rộng lớn của Khoa Học và khiến cho cậu yêu thích môn Hóa Học.

2/ Thời kỳ thực tập

Năm 12 tuổi, Al nói với cha mẹ : “Thưa cha mẹ, con hiện nay cần nhiều tiền, cha mẹ cho phép con đi xin việc làm”. Hai ông bà Edison đã ngăn cản con vì lo sợ Al sẽ gặp phải các rủi ro, hơn nữa công việc kiếm ăn sẽ làm trở ngại sự học nhưng Al đã quyết định rồi, cậu nằng nặc đòi cha mẹ cho phép thử tự lập và hứa rằng sẽ hết sức thận trọng.

Thời bấy giờ, công ty xe lửa Grand Trunk thiết lập một ga nhỏ tại Port Huron. Al xin được phép bán báo, tạp chí, sách vở, trái cây và bánh kẹo trên xe lửa chạy quãng đường Port Huron và Detroit dài 101 cây số. Từ đó cậu bé 12 tuổi này mỗi tháng thức dậy lúc 6 giờ để đáp chuyến xe lửa 7 giờ và tới Detroit lúc 10 giờ. Thông thường tới Detroit, Al vội vã đến thư viện và nghiền ngẫm trong nhiều giờ các cuốn sách mà cậu không thể tìm thấy tại nơi mình cư ngụ. Al tập dần cách đọc nhanh và cậu quyết định bắt đầu đọc các sách của các tác giả từ vần A cho tới hết 16,000 cuốn của thư viện. Tới 6 giờ chiều, Al lại ra xe và trở về Port Huron lúc 9 giờ 30 tối. Ít khi Al đi ngủ trước 11 giờ đêm vì cậu còn phải làm các thí nghiệm hóa học trong hơn một giờ đồng hồ.

Trong thời gian bán báo và kẹo bánh trên xe lửa, Al làm quen được nhiều người gồm các chuyên viên điện báo, các công nhân và nhân viên nhà ga. Cậu được các người này giúp đỡ trong nhiều trường hợp khó khăn.

Vào năm 1861, cuộc Nội Chiến Nam Bắc Mỹ bùng nổ. Các trận đánh càng ác liệt thì số báo lại càng bán chạy. Al bèn nghĩ tới việc bán báo tại tất cả các nhà ga phụ. Vào ngày 01 tháng 4 năm 1862, tờ báo Free Press loan tin trận đánh quyết định tại Shiloh trong tiểu bang Tennessee. Al liền chạy vội tới tòa báo Free Press là tờ báo lớn nhất tại Detroit và hỏi mua 1,000 tờ trả tiền sau, rồi Al và hai người bạn vác báo lên tầu. Tại các ga đầu, số báo bán được còn ít ỏi nhưng càng đi xa hơn, số người hỏi mua báo càng gia tăng khiến cho Al nghĩ cả đến việc tăng giá báo từ 5 xu tới 10 xu, rồi sau cùng bán tới 25 xu một tờ. Nội trong ngày hôm đó, Al đã bán hết 1,000 tờ báo trước khi tới Port Huron và thu được hơn 100 đô la, một số tiền lớn nhất mà cậu kiếm được từ trước tới nay.

3/ Ông chủ báo nhỏ tuổi và điện tín viên

Một sáng kiến khác lại nẩy ra trong đầu óc của cậu bé đầy nghị lực này : Al định ra báo. Cậu liền mua một máy in quay tay và cậu thiết lập thêm trong toa hành lý “một cơ sở báo chí” nữa. Al đã cho ra đời tờ tuần báo khổ nhỏ có tên là “The Weekly Herald” (Diễn Đàn Hàng Tuần). Viên chủ nhiệm nhỏ tuổi này nhận thấy không thể cạnh tranh với các báo chí tại Detroit về các tin tức chiến sự nên quyết định chỉ phổ biến mọi tin xẩy ra trong vùng dọc theo hai bên con đường sắt. Cậu thu lượm tin tức nhờ các chuyên viên điện báo địa phương. Al vừa là chủ nhiệm, quản lý, vừa là ký giả, thợ in và người bán báo. Từ đó tuần báo The Weekly Herald 2 trang, được in mỗi mặt 3 cột. Ngoài các tin tức địa phương, Al còn cho phổ biến các tin về hiếu hỉ, các tai nạn, hỏa hoạn. . .

Báo của Al bán được khá chạy. Ngay ở số đầu tiên đã tiêu thụ được chừng 400 tờ trong một tháng. Al còn nhận cả việc quảng cáo trên báo nữa. Tuần báo The Weekly Herald đã có lần được bán cho nhà phát minh người Anh là ông Stephenson khi viên kỹ sư này một hôm đi trên chuyến xe lửa qua miền Port Huron. Ông Stephenson đã ngợi khen các ý tưởng của Al và ông quả quyết rằng báo của cậu cũng giá trị như các báo của những người lớn gấp đôi tuổi.

Muốn làm gia tăng số độc giả, Al cho thêm vào tuần báo một đề mục chuyện nói chuyện ngồi lê mách lẻo và ký dưới tên hiệu Paul Pry (Paul, người tọc mạch). Al đã dùng báo chí của mình để chỉ trích một vài người trong vùng và cậu đã cẩn thận ghi tên của họ bằng mẫu tự đầu tiên. Nhưng quãng đường 101 cây số rất ngắn ngủi, không thể giúp Al tránh khỏi sự săn đuổi của những nạn nhân bị chế nhạo. Rồi vào một ngày đẹp trời, khi Al đang đi bộ trên bờ sông Saint Clair, bỗng có một người vạm vỡ tiến lại gần Al, túm cổ viên chủ nhiệm nhỏ tuổi, ném xuống sông. Al ngoi lên bờ, quần áo ướt như chuột. Bực mình vì bị một số độc giả luôn rình rập quấy rầy, Al quyết định ngưng việc làm báo.

Vào một buổi sáng tháng 8 năm 1862, Al đứng nói chuyện với ông Mackenzie, nhân viên nhà ga kiêm chuyên viên điện báo. Ông Mackenzie có một đứa con trai 2 tuổi rưỡi, tên là Jimmy, thường hay lân la chơi tại sân ga. Khi đang trò chuyện, bỗng Al trông thấy Jimmy đang đi dọc theo đường sắt trong khi đó, một toa xe goòng đang phóng đến. Nhận thấy sự nguy hiểm trước mắt, Al liền lao mình tới chỗ đứa bé, ôm lấy nó mà lăn ra phía ngoài. Để đền đáp ơn cứu tử đứa con của mình, ông Mackenzie nhận dạy Al nghề điện báo và hứa sẽ xin việc cho cậu khi nào Al thành thạo.

Từ đó Al bắt đầu bỏ ra mỗi ngày 18 giờ để học về điện báo và chữ Morse. Chỉ trong vài tuần lễ, Al đã theo kịp tất cả các tín hiệu do ông Mackenzie đánh đi. Sau 3 tháng học hỏi, không những Al tiến bộ đến nỗi ông Mackenzie phải gọi Al là chuyên viên điện báo hạng nhất, và Al còn chế tạo được một máy điện tín có đầy đủ tính cách toàn hảo cũng như cho phép người xử dụng máy gửi điện tín đi thật nhanh chóng.

Trong thời kỳ Nội Chiến Nam Bắc Mỹ, hàng trăm điện tín viên bị gọi nhập ngũ vào các đội truyền tin. Kết quả của sự kiện này là các công ty thương mại cũng như hỏa xa thiếu chuyên viên. Vì thế xin một chân làm việc về điện tín là một điều dễ dàng và một người mới học nghề cũng có thể kiếm được việc. Vào khoảng năm 1864, Al nhận thấy có đủ khả năng nhận một chân điện tín viên nên từ bỏ nghề bán báo và tới Stradford, Gia Nã Đại, xin làm việc vào tháng 5. Al trở thành điện tín viên tại ga Stratford này và lãnh lương mỗi tháng 25 đô la.

Từ năm 1864 tới năm 1868, Al đã làm việc tại nhiều nơi như New Orleans, Indianapolis, Louisville, Memphis và Cincinnati. . . Chàng thanh niên này cũng bắt đầu bỏ cách gọi tắt là Al mà dùng tới tên chính là Thomas hay cách gọi thân mật là Tom.

Thomas Edison bây giờ là một chàng thanh niên khỏe mạnh, nhiều thiện cảm và vui tính. Sự cởi mở, lòng chân thật đã khiến Tom có nhiều bạn nhưng cách làm việc đặc biệt của Tom đã khiến cho các bạn bè cho chàng là người kỳ quặc. Tom ăn mặc giản dị, quần áo cũ kỹ và dính mực, đôi giày của chàng mòn đế cũng không khiến chàng nghĩ đến việc thay đôi mới. Vào mùa lạnh, Tom cố chịu rét hơn là bỏ tiền mua một áo choàng bằng nỉ vì chàng đã dồn tiền vào việc mua sắm các sách vở khoa học và dụng cụ thí nghiệm.

Vào đêm hôm 14/ 4/1865, cuộc Nội Chiến Nam Bắc Mỹ chấm dứt, làm cho hàng trăm điện tín viên mất việc. Tom Edison trở về Louisville rồi tới cuối năm 1868, từ biệt cha mẹ đi Boston để nhận chân chuyên viên điện tín. Năm 21 tuổi, Tom thực hiện được phát minh đầu tiên, đó là một máy đầu phiếu. Tom gửi sáng kiến này tới Phòng Văn Bằng Sáng Chế rồi đưa trình lên Quốc Hội, nhưng vào thời đó không nghị sĩ nào ưa thích thứ máy móc tân kỳ đó. Mặc dù thất bại, Tom lại bắt đầu làm nhiều việc khác. Chàng đã chế ra được một máy điện báo cùng một lúc gửi đi hai điện tín trên một đường dây.

4/ Thời kỳ thành công

Vào một buổi sáng tháng 6 năm 1869, con tầu khởi hành từ Boston tiến dần vào hải cảng New York. Edison, chàng thanh niên 22 tuổi, đứng trên boong tầu, mơ màng nhìn vào thành phố xa lạ, không người quen biết, trong túi không có một đồng nào bởi vì chàng đang mang nợ 800 đô la. Edison rời Boston với hai bàn tay trắng vì chàng đã để lại tất cả các dụng cụ thí nghiệm cùng sách vở cho chủ nợ, hứa sẽ trở lại lấy khi có đủ tiền thanh toán. Nhưng có nhiều thứ mà không ai có thể lấy bớt được ở chàng, đó là lòng cam đảm, ý chí theo đuổi mục đích, học vấn và kinh nghiệm kỹ thuật cùng với các đức tính khác mà chàng đã thu lượm được vào thời niên thiếu.

Ngày đầu tiên tại New York, Tom đi tới tất cả các cơ sở điện báo để tìm kiếm người quen và đã vay mượn được một đô la. Sống với đồng tiền nhỏ mọn này cho tới ngày thứ ba, Tom khi đi qua Công Ty Hối Đoái Gold Indicator thì thấy hàng trăm người đang chen chúc chờ đợi. Tom tiến lại gần thì được biết rằng chiếc máy ghi giá vàng bị trục trặc và vì thế thị trường vàng hoàn toàn bị trở ngại. Khi đó viên giám đốc của công ty, Bác Sĩ Laws, đang la ầm lên : “Tôi trả lương cho hàng tá người mà chẳng ai làm được việc gì ! Ôi, tôi chỉ cần một người thợ có tài là đủ!”. Nghe thấy vậy, Tom tiến lại gần ông Laws và nói : “Thưa ông, tôi không phải là thợ của ông nhưng tôi tự xét có thể sửa chữa được chiếc máy”. Trong vòng hai giờ, chiếc máy do Tom sửa chữa lại chạy đều như trước. Ngày hôm sau, sau khi khảo sát khả năng, Bác Sĩ Laws đã thuê Tom làm quản đốc kỹ thuật với lương tháng 300 đô la.

Mặc dù lương bổng cao, Tom Edison luôn chán nản trước hoàn cảnh làm công cần cù vì trong đầu óc của chàng đang chứa đựng hàng tá sáng kiến sôi động. Trong khoảng thời gian làm việc tại công ty hối đoái, Edison được gặp Franklin L. Pope và hai người bàn với nhau hợp tác trong một công cuộc kinh doanh. Ngày 01/ 10/1869, Edison và Pope lập ra xưởng điện cơ và điện báo rồi ít lâu sau, lại có J. N. Ashley của tờ báo Telegraph cộng tác. Để sống gần người bạn cộng sự, Edison dọn nhà tới thị xã Elizabeth, thuộc tiểu bang New Jersey. Vì muốn tiết kiệm thời giờ dùng cho các công việc cần thiết, Edison tự luyện tập các giấc ngủ thật ngắn, mỗi ngày ngủ 3 hay 4 lần. Ngoài 5 giờ để ngủ, thời gian được chàng dùng cho các cải tiến kỹ thuật và công việc chuyên môn.

Vào thời bấy giờ, điện tín được ghi bằng các chấm và gạch in trên những băng giấy dài, rồi người ta lại phải chép tay ra các bản điện tín trước khi gửi cho người nhận. Nếu có cách nào in bằng chữ lên các phiếu điện tín, người ta sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian vô giá. Điều này làm Edison suy nghĩ. Vì Edison nổi tiếng về giỏi Kỹ Thuật, Tướng Marshall Lefferts, giám đốc công ty Gold and Stock Telegraph liền nhờ Edison biến đổi loại máy thường ra máy điện tín in chữ. Sau vài tháng tìm tòi, Edison đã thành công và lấy bằng phát minh vào năm 1869. Máy móc mới này của Edison vừa giản dị hơn, vừa chính xác hơn loại cũ nên đẵ khiến ông Lefferts đề nghị mua lại bằng sáng chế.

Công việc làm ăn của Edison tăng lên một cách rất nhanh chóng khiến chàng và các hội viên khác đồng ý đổi cơ xưởng cũ thành Công Ty Điện Báo Tự Động (The Automatic Telegraph Co.). Lúc đầu chàng chỉ mướn 18 người thợ rồi số thợ tăng lên dần tới 50 và sau này tới 250 người. Nhiều người làm việc với Edison đã trở nên các kỹ sư tài ba và đã cộng tác với chàng cho tới chết. Edison chia thợ ra từng toán, làm từng phiên cả sáng lẫn đêm. Mặc dù mới 23 tuổi, Edison được nhiều người tặng cho biệt hiệu “lão già” vì chàng điều kiển nhóm chuyên viên của mình một cách chín chắn, đôi khi hơi tàn ác nhưng ngược lại, chàng trả lương các nhân viên rất hậu, căn cứ vào tài khéo và thời gian làm việc vì chàng muốn họ đóng góp với tất cả lương tâm nghề nghiệp.

Vóc người mập mạp, Thomas Edison có đôi mắt sắc sảo dưới hàng mi rậm rạp và chiếc trán rộng. Với dáng đi nặng nề, chàng đi đi, lại lại trong xưởng, quần áo vừa bẩn lấm, vừa tả tơi, mang vào mình hình ảnh một tên vô nghề nghiệp hơn là một viên đốc công, một vị giám đốc và cũng là một kỹ nghệ gia đầy tương lai hứa hẹn. Thực vậy, người ta phải ngạc nhiên về cơ xưởng của Edison, không những do các hoạt động mà còn vì giờ giấc. Edison đã treo trong xưởng tất cả 6 chiếc đồng hồ, chỉ các giờ giấc khác nhau và nhân viên của chàng thường theo chàng làm đến hết việc chứ không phải hết giờ. Trong khoảng thời gian từ năm 1870 tới 1876, bắt đầu với tuổi 23, Thomas Edison đã cầu chứng 122 phát minh và như thế, mỗi tháng trung bình chàng có hơn một sáng kiến được thực hiện.

Vào thời kỳ của phát minh thứ 46, Thomas Edison được nghe người ta kể lại rằng Christopher Sholes tại Milwakee đang thí nghiệm về một thứ máy móc gọi là “máy đánh chữ”. Vì biết rằng thứ máy mới này sẽ góp phần to lớn trong việc chế tạo máy điện báo tự động, Edison liền mời Sholes mang mẫu máy tới Newark và chàng đã đề nghị nhiều sửa đổi hợp lý. Công Ty The Automatic Telegraph là nơi đầu tiên chế tạo máy đánh chữ rồi dùng nó trong văn phòng và chiếc máy đánh chữ đó đã mở đường cho các máy Remington mà sau này được dùng trên khắp thế giới. Nếu Morse phát minh ra máy điện báo thì Edison lại góp vào đó rất nhiều cải tiến quan trọng khiến cho chính Morse cũng khó nhận ra được phát minh của mình. Không những Edison hoàn thành máy điện báo kép cho phép gửi đồng thời 2 điện tín trên cùng một đường dây mà còn phát minh ra một phương pháp gửi đồng thời 4 hay 5 điện tín. Edison còn cứu vãn Công Ty Western Union khỏi bị phá sản bằng một hệ thống truyền tin mới.

Vào một buổi chiều năm 1870, Edison ngồi một mình trong văn phòng. Các thợ thuyền đã ra về trong khi nhà phát minh còn nán lại vì chàng muốn ghi chép cho xong các nhận xét về một thứ máy đang hoàn thành. Edison định ra về thì một trận mưa lớn đổ xuống. Lúc ra cửa, chàng gặp hai thiếu nữ đứng trú mưa tại lối đi. Edison liền tự giới thiệu : “Tôi là Thomas Edison, chủ nhân tiệm này. Xin mời các cô vào văn phòng chờ hết mưa. Tôi sẽ đi thắp đèn lên”. Một thiếu nữ trả lời chàng : “Chúng tôi không dám phiền ông, ông Edison ạ. Tôi là Mary Stilwell, còn đây là em Alice của tôi”. Edison cúi chào hai thiếu nữ và nói chuyện xuông với hai chị em Stilwell cho qua thời giờ. Nhưng ánh mắt trong sáng, khuôn mặt xin xắn và cử chỉ thanh lịch của Mary đã làm tâm hồn Edison xao xuyến.

Từ đây, Edison không thể quên hình ảnh của Mary. Chàng hỏi dò bạn bè thì được biết Mary là một giáo viên tại Newark. Edison liền nhờ bạn đưa lại thăm gia đình Stilwell và sau buổi viếng thăm, chàng thấy rằng mình đã tìm được người vợ mong ước. Sau đó, Edison thường cùng Mary đi coi hát, dự các buổi hòa tấu nhạc hay đi cắm trại ngoài trời. Sau một năm trường chờ đợi sự ưng thuận của gia đình Stilwell, Edison đã cử hành hôn lễ với Mary vào ngày lễ Giáng Sinh năm 1871.

Cuối năm 1871, Edison đã có ba tiệm khác nhau tại Newark. Ba cơ xưởng ở rải rác trong một thành phố lớn đã làm mất nhiều thời giờ và năng lực quý báu của nhà phát minh. Vì vậy Edison quyết định tìm kiếm nơi xây cất một cơ xưởng lớn hơn cách Newark 40 cây số. Menlo Park là một ga nhỏ trong tiểu bang New Jersey nhưng khá yên tĩnh, thích hợp cho nhà phát minh làm việc. Ngày 3/ 01/1876, công cuộc xây cất bắt đầu. Edison đã phác họa từng chi tiết cho đồ án phòng thí nghiệm và cơ xưởng.

Cũng trong năm này, công ty Western Union lại nhờ Edison cải tiến máy điện thoại của Alexander Graham Bell vừa mới cầu chứng cách đó ít lâu. Thời bấy giờ, điện thoại của Bell là một bộ máy còn rắc rối, ống nói và loa nghe được làm chung, và người ta để loa lên miệng để nói rồi đặt vào tai nghe. Tầm hoạt động của máy bị giới hạn và dù nói từ phòng nọ sang phòng kia, những tiếng sè sè của máy sinh ra do bộ ma nhê tô đã làm cho việc đối thoại rất khó khăn. Sau hai năm tìm tòi, Edison đã phát minh ra bộ vi âm (microphone), hoàn thành một máy truyền (transmetteur) dùng thỏi than và đã thành công rực rỡ trong việc truyền tiếng nói qua 225 cây số đường dây. Edison làm cho cường độ tiếng nói qua máy điện thoại lớn gấp bội và âm thanh trở nên rõ ràng. Hãng Western Union đã mua lại bằng sáng chế chiếc máy truyền với giá 100,000 đô la. Thành công của Edison trong việc cải tiến máy điện thoại đã khiến người đời phải nói rằng “Bell đã phát minh ra máy điện thoại nhưng chính nhờ Edison mà máy điện thoại trở thành hữu dụng”.

9/ Danh vọng cuối cùng

Từ năm 12 tuổi tới lúc già, Thomas Edison đã làm việc miệt mài mà không biết mỏi. Ông đã tự học từ năm lên 7 tuổi, khi bà Nancy kéo con về nhà. Ông Edison là một người đọc sách không biết mệt và thường hay thực hiện 6 dự án cùng một lượt. Lúc 70 tuổi, ông còn coi mình như một người đang độ sung sức.Năm 1918 khi Thế Chiến Thứ Nhất kết thúc, ông Edison trở về phòng thí nghiệm và bắt tay vào việc nghiên cứu một chất cần thiết cho cả thời chiến lẫn thời bình : chất cao su. Tới năm 75 tuổi, ông Edison mới chịu giảm bớt thời giờ làm việc xuống 16 giờ một ngày. Ông thực hiện thứ đĩa hát quay lâu (disque de longue durée) vào năm 80 tuổi.

Ngày 21/ 10/1929, ông Thomas Edison được mời làm khách danh dự trong một bữa tiệc tổ chức tại Detroit. Tối hôm đó Tổng Thống Hoa Kỳ Herbert Hoover đã đứng lên ca tụng nhà Đại Phát Minh. Edison đã đáp từ bằng mấy câu cảm ơn ngắn. Bỗng bà Mina thấy mặt ông tái xanh đi rồi ông ngã người xuống ghế. Bác sĩ riêng của Tổng Thống điều trị cho ông nhưng sức mạnh không thể trở lại với ông. Edison yếu dần từ đó.

Sáng ngày Chủ Nhật, 18/10/1931, Thomas Edison lìa trần và 3 ngày sau, đúng ngày sinh nhật thứ 52 của chiếc đèn điện đầu tiên, đám tang nhà Đại Phát Minh được cử hành rất trọng thể tại thành phố West Orange, New Jersey. Buổi tối hôm đó, tất cả đèn điện trên toàn thể lãnh thổ Hoa Kỳ đều tắt trong một phút để tưởng nhớ một Vĩ Nhân, một “Người Bạn của Nhân Loại” mà 52 năm về trước, đã cho Nhân Loại một thứ đèn quý giá.

Vào 2 năm trước, 1929, nhân ngày kỷ niệm chiếc đèn điện được 50 tuổi, ông Henry Ford cho thiết lập tại Greenfield Park, thuộc tiểu bang Michigan, một ngôi làng lịch sử nhắc nhở lại cuộc đời và công trình của Thomas Edison. Phòng thí nghiệm tại Menlo Park cũng được dựng lại với tất cả chi tiết cũ cùng các máy móc xưa. Henry Ford cũng cho tìm kiếm và mua lại được 2 tờ báo The Weekly Herald, tờ báo mà hơn 70 năm về trước, Thomas Edison đã in trên xe lửa. Không những chỉ có Henry Ford là người kính trọng Thomas Edison mà hầu hết các người cộng sự của nhà Đại Phát Minh đều kính mến ông cho tới khi ông qua đời.

Trong suốt cuộc đời tận tụy, Thomas Edison đã lãnh tất cả 1,097 bằng phát minh. Thomas Edison là gương sáng của người tự học. Ngoài nền giáo dục do mẹ ban cho, Edison tìm học tại các thư viện công cộng. Tính ra ông đã đọc hơn 10,000 cuốn sách nhờ cách “ăn bớt thời giờ làm việc để ngốn hết 3 cuốn sách mỗi ngày”. Trí nhớ và óc thông minh siêu việt của ông đã giúp ông thấu hiểu và lưu trữ được tất cả kiến thức thu thập cho tới khi chết. Ngoài học vấn về Khoa Học và Sử Học, Thomas Edison còn là một học giả chuyên khảo cứu nền Văn Minh Hy Lạp và La Mã.

Lòng tận tụy đối với Nhân Loại của Thomas Alva Edison đã được ông thực hiện đúng như câu nói mà ông thường nhắc nhở: “Tổ Quốc của tôi là Thế Giới và Tôn Giáo của tôi là làm Việc Thiện”.
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:
Albert Einstein (1879-1955)
Nhà bác học Albert Einstein (1879-1955)

anhxtanh.jpg


Cuộc đời và sự nghiệp

Tuổi trẻ không may mắn

Anbe Anhxtanh (Anbe Einstein) sinh năm 1879 tại Ulm, một thị trấn nhỏ miền nam nước Đức, trong một gia đình gốc Do Thái. Bố Anbe khi nhỏ có năng khiếu về toán, nhưng vì nhà nghèo chỉ học xong bậc trung học, không lên đại học được. Mẹ Anbe chơi dương cầm rất hay và có giọng hát tuyệt vời. Với một cửa hiệu buôn bán nhỏ, gia đình Anhxtanh chỉ tạm đủ ăn, nhưng sống trong một không khí lạc quan, đầm ấm, âm nhạc và văn học cổ điển Đức luôn luôn là niềm vui của cả nhà. Năm 1880, gia đình chuyển đến Munkhen.

Anbe là một cậu bé hiền lành ít nói, ít nô đùa với bạn bè. Nhưng cậu đã nổi tiếng là một chú bé công bằng và biết suy nghĩ. Khi bạn bè có điều gì xích mích, tranh cãi nhau, thường đến nhờ cậu phân xử. Lên 6 tuổi, Anbe đã học chơi vĩ cầm, nhưng chưa thích thú gì lắm, mặc dù vẫn chăm tập luyện. Phải nhiều năm sau đó, khi tập chơi những bản xônat của Môda, Anbe mới thấy những nét nhạc hài hoà, duyên dáng cuốn hút mình, và mới thực sự miệt mài, kiên trì luyện tập, trở thành người chơi vĩ cầm giỏi, say sưa với âm nhạc.

Năm 10 tuổi, học xong tiểu học, Anbe vào học trường trung học Munkhen. Cậu vừa học, vừa giúp bố mẹ trong việc kinh doanh. Khi 12 tuổi, lúc chuẩn bị bước vào năm học mới lần đầu tiên cậu cầm trong tay cuốn sách giáo khoa hình học. Tò mò đọc thử vài trang đầu, cậu bị sự lập luận chặt chẽ và đẹp đẽ của cuốn sách lôi cuốn, và nhiều ngày sau đó, cậu miệt mài đọc cho đến trang cuối cùng. Đọc xong, Anbe rất thích thú và khâm phục cái có lí đến đâu thì căm ghép cái phí lý, cái tuỳ tiện đến đấy. Trường trung học Munkhen lúc đó đã toát ra một không khí quân phiệt, thầy đối với trò không khác gì cai đối với lính, trong giờ học, phải nói theo ý thầy, không được có ý kiến khác. Anbe nổi tiếng là một học trò bướng bỉnh, thầy giáo dạy tiếng Đức có lần đã nói: "Anxtanh, em lớn lên sẽ chẳng làm được cái tích sự gì đâu". Tư tưởng Đăng nhập vào bet365_link bet365 khi bị chặn_hướng dẫn đăng ký bet365 Do Thái cũng đã lan đến trường, và cậu bé ương bướng gốc Do Thái đó đã bị xoá tên, không cho học ở đó nữa, mặc dù khi đó cậu là học sinh giỏi nhất lớp về toán và vật lý.

Gia đình Anhxtanh chuyển sang Thuỵ Sĩ để tránh sự đàn áp người Do Thái. Anbe tiếp tục học ở tường trung học Arau, nổi tiếng là một nhà trường mẫu mực. Không khí tự do lành mạnh của nhà trường: "một làn gió hoài nghi tươi mát", như sau này Anhxtanh nhận xét,- không bắt học sinh cúi đầu thừa nhận cái gì mà mình chưa tin, khiến cho Anbe hồ hởi học tập và tốt nghiệp vào loại ưu.

Việc kinh doanh vẫn không tốt đẹp gì, nhưng bố Anbe cố cho anh được tiếp tục học. Anbe vào thẳng trường bách khoa Zurich mà không phải thi, anh chọn khoa sư phạm, khoa đào tạo giáo viên toán và vật lý. Trường này có nhiều giáo sư giỏi, và ngoài giờ học Anbe còn say sưa đọc kỹ các công trình của các nhà vật lý nổi tiếng: Măcxoen, Hemhôxơ, Kiasôp, Bôndơman... chẳng bao lâu Anbe đã biết cách chọn lấy cái gì cho phép đi sâu vào bản chất, và bỏ qua cái gì chỉ làm mệt óc một cách không cần thiết. Anbe vùng vẫy trong vật lí học tựa như cá trong nước, nhưng chẳng bao giờ nhớ được vận tốc âm trong không khí là bao nhiêu, bởi vì "tìm trong cuốn sách tra cứu nào cũng thấy thì nhớ làm gì cho nặng đầu?" Anhxtanh tốt nghiệp xuất sắc trường Bách khoa, nhưng vẫn nổi tiếng là một sinh viên vô kỉ luật và tự do chủ nghĩa. Đặc biệt quan hệ của anh với giáo sư Vêbe rất căng thẳng. Vêbe giảng Đăng nhập vào bet365_link bet365 khi bị chặn_hướng dẫn đăng ký bet365 hấp dẫn, nhưng tư tưởng của ông là cũ kĩ, ông không chấp nhận những cái mới trong vật lí học. Anhxtanh không bao giờ nghe ông giảng, chỉ tự đọc sách và đến làm thí nghiệm. Khi tiếp xúc với ông, có lần anh không nói "thưa giáo sư", mà chỉ nói "'thưa ông Vêbe". Vêbe cũng không tha thứ anh về những cái đó. Cuối khóa học, tất cả sinh viên của tổ anh đều được ông giữ lại làm việc ở trường, trừ một mình anh phải ra đi. Hai năm liền Anhxtanh không có việc làm, chỉ thỉnh thoảng nhận dạy học ngắn hạn ở một trường nào đó, hoặc kèm cặp cho một học sinh nào đó. Anh không thể dựa mãi vào gia đình, vì ông bố làm ăn cũng chật vật. Anh sống tự lập, bữa đói bữa no,"túng thiếu gay gắt đến nỗi tôi không thể suy nghĩ về một vấn đề trừu tượng nào cả". Nhưng Anhxtanh vẫn lạc quan và hy vọng, chỉ trong khi viết thư cho bạn rất thân anh mới bông đùa tự gọi mình là "con người không thành đạt".

Những phát minh vĩ đại của một viên chức hạng ba

Hai năm chật vật, lo ặn từng bữa, đã khiến Anhxtanh mắc bệnh đau gan, căn bệnh này sẽ còn dằn vặt anh suốt đời nữa. Anh luôn luôn oán trách giáo sư Vêbe đã làm khổ anh, và chặn đứng con đường đi vào khoa học, mà khoa học đối với anh từ lâu đã là một niềm mê say không gì thay thế nổi. Nhưng bạn bè anh không bỏ anh. Mùa hè năm 1902, do ông bố một người bạn thân giới thiệu, Anhxtanh được nhận đến làm việc ở Phòng đăng kí phát minh thành phố Becnơ, với chức danh "giám định viên kĩ thuật hạng ba". Sau một thời gian, anh đã nắm vững được công việc, đối với mỗi phát minh xin đăng kí, anh đã nhanh chóng và dễ dàng làm nổi rõ được bản chất của những vấn đề kĩ thuật, và viết bản kết luận một cách gọn gàng, rõ ràng, lôgic. Anh thích thú với công việc này, vì nó bắt phải suy nghĩ, cân nhắc, và nó thúc đẩy tư duy vật lí. Một điều quan trọng nữa là nó kéo anh ra khỏi cảnh bần cùng, tạo cho anh một vị trí khiêm tốn nhưng vững bền. Với đồng lương bé nhỏ, anh đã cảm thấy giàu có và hài lòng, vì ngoài tám giờ làm việc, anh lại có điều kiện ung dung để nghiên cứu vật lí học. Giám đốc cơ quan cũng hài lòng với công việc của anh. Một thời gian sau, anh được tăng lương, nhưng anh đã ngạc nhiên hỏi :"Sao cho tôi lắm tiền thế này để làm gì?"

Ba năm liền sau đó là một thời gian thật hạnh phúc và hết sức phong phú đối với Anhxtanh. Anh cùng một số bạn trẻ ý hợp tâm đầu luôn luôn gặp mặt nhau, và nhóm bạn đó tự gọi nhau là "Viện hàn lâm Ôlimpia". Chiều chiều họ hay gặp nhau sau giờ làm việc, cùng nhau ăn cơm, rồi cùng nhau đọc sách về vật lí học và triết học, đọc tiểu thuyết, ngâm thơ, tranh luận với nhau, nghe Anhxtanh kéo vĩ cầm những nhạc phẩm của Bakhơ, Sube và nhất là của Môda. Chiều thứ bẩy, có khi họ kéo nhau lên núi chơi, và trò chuyện, tranh luận suốt đêm, sáng sớm ngắm cảnh mặt trời mọc, rồi xuống núi điểm tâm, và trở về nhà mệt mỏi và sung sướng. Ba năm như vậy đã tạo cho Anhxtanh một niềm vui lớn, một sự yên tĩnh trong tâm hồn, để tư duy khoa học được thả sức bay bổng.

Năm 1905, chỉ trong vòng một năm, Anhxtanh đã có năm công trình nghiên cứu có giá trị đăng trên "Biên niên vật lí học", là một trong những tạp chí khoa học có tín nhiệm nhất lúc bấy giờ. Công trình thứ nhất là một nghiên cứu nhỏ về kích thước của phân tử. Công trình thứ hai nói về hiệu ứng quang điện, trong công trình này Anhxtanh nêu ra lí thuyết về lượng tử ánh sáng. Ánh sáng không những bức xạ gián đoạn như giả thuyết của Plăng, mà còn lan truyền và bị hấp thụ một cách gián đoạn nữa. Trong công trình thứ ba, Anhxtanh dựa vào thuyết động học phân tử để giải thích bản chất của chuyển động Braonơ (Brown). Công trình thứ tư là một sự trình bày tóm tắt thuyết tương đối hẹp. Công trình thứ năm là một khảo sát ngắn gọn về công thức $$E = mc^2$$. Đó là những công trình hết sức cơ bản, đặc biệt là công trình thứ tư, đánh dấu sự ra đời của thuyết tương đối hẹp. Chúng góp phần quan trọng tạo ra một bước ngoặc mới trong vật lí học đầu thế kỉ XX.

Thành tựu nghiên cứu của Anhxtanh năm 1905 thật đáng kinh ngạc. Anhxtanh lúc đó mới 26 tuổi, chưa từng học ở một trường Đại học tổng hợp nổi tiếng nào, không có liên hệ với một trường phái vật lí học nào, và không được một nhà bác học lỗi lạc nào chỉ đạo. Sau này, Anhxtanh nhớ lại rằng cho tới lúc 30 tuồi vẫn chưa được gặp một nhà vật lí học thực thụ. Cho đến tận bây giờ, các nhà sử học vẫn chịu bó tay không tìm được câu trả lời cho loại câu hỏi: Anhxtanh từ đâu mà xuất hiện? Cái gì đã làm cho Anhxtanh trở thành Anhxtanh? Quả vậy, tại sao thuyết tương đối không được phát minh bởi Lorenxơ, bởi Poanhcarê, những nhà bác học lừng danh đang nghiên cứu theo cùng một hướng như thế? Tại sao nó lại được phát minh bởi một viên chức cấp thấp, một giám định viên hạng ba? Phải chăng sức mạnh thiên tài của Anhxtanh là ở chỗ ông được vũ trang bằng một phương pháp, một quan điểm hoàn toàn mới?

Anhxtanh đã có nhận định về tình hình khoa học thời đó: ở một vài lĩnh vực, nó phát triển phong phú, nhưng trong những vấn đề có tính nguyên tắc, nó bị sự trì trệ, giáo điều kìm hãm. Anhxtanh không suy nghĩ như mọi người, theo cách suy nghĩ "được chấp nhận", mà theo cách suy nghĩ mà linh cảm vật lí và cách lập luận chặt chẽ gợi ra là nên theo. Anhxtanh đã mạnh dạn chấp nhận một quan điểm mới, đoạn tuyệt với quan niệm quen thuộc về không gian và thời gian, dám chấp nhận những kết quả kì quặc, có vẻ như phi lí, trong khi Poanhcarê, Lorenxơ cũng đang tiến dần đến các kết quả như vậy mà không dám công bố.

Cần nói thêm rằng đây không phải là một sự liều lĩnh nhất thời, đột xuất. Khi còn là học sinh trung học ở Arau, Anhxtanh đã băn khoăn tự hỏi: nếu bây giờ ta chuyển động với vận tốc bằng vận tốc ánh sáng, thì sẽ thấy sóng điện từ như thế nào? Phải chăng nó vẫn có đủ các nút, các bụng liên tiếp nhau, nhưng nút và bụng sẽ đứng yên tại chỗ, và sóng điện từ như bị chết cứng, không chuyển động theo thời gian nữa? Cái băn khoăn đó cứ ám ảnh Anhxtanh mãi, và đòi hỏi phải có câu giải đáp... có lẽ thuyết tương đối đã nẩy mầm ngay từ lúc ấy?

Sau này, khi ông đã trở thành một nhà bác học danh tiếng, có nhà báo hỏi tài năng của ông là do kế thừa của cha hay của mẹ. Ông trả lời: "Tôi chẳng có tài năng nào cả. Tôi chỉ có một lòng ham hiểu biết ghê gớm".
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:

Tài liệu mới

Top