Lí thuyết Dao động cơ

Lí thuyết Dao động cơ
Giá trị con lắc thay đổi như thế nào ?
Bài toán
Con lắc đơn treo ở trần 1 thang máy, đang dao động điều hòa. Khi con lắc về đúng tới vị trí cân bằng thì thang máy bắt đầu chuyển động nhanh dần đều lên trên thì
A. Biên độ dao động giảm
B. Biên độ dao động không đổi
C. Lực căng dây giảm
D. Biên độ dao động tăng
 
Xem các bình luận trước…
HE, XL MÌNH NHẦM, CÁI CHỖ $S_{0}=\dfrac{\omega }{V}$ PHẢI LÀ $S_{0}=\dfrac{V}{\omega } $ VÌ $\omega $ TĂNG NÊN BIÊN ĐỘ GIẢM
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:
Nhận xét nào sau đây đúng?
Bài toán
Hai con lắc đơn làm bằng hai hòn bi có cùng chất liệu, kích thước và hình dạng bên ngoài, có khối lượng $m_{1}=2m_{2}$ được treo bằng hai sợi dây có chiều dài tương ứng là $l_{1}=l_{2}$. Hai con lắc cùng dao động trong một môi trường với li độ góc ban đầu nhỏ và bằng nhau. Nhận xét nào sau đấy đúng?
A. Thời gian dao động tắt dần của $m_{1}$ nhỏ hơn của $m_{2}$ bốn lần
B. Thời gian dao động tắt dần của hai con lắc là như nhau do chiều dài bằng nhau
C. Thời gian dao động tắt dần của hai con lắc không như nhau do khối lượng khác nhau
D. Thời gian dao động tắt dần của $m_{2}$ nhỏ hơn của $m_{1}$ hai lần
 
Xem các bình luận trước…
Tớ cũng lập luận tương tự tung113311 loại được A-B nhưng tớ chọn C vì rõ ràng thời gian dao động của 2 con lắc là khác nhau vậy chắc chắn C đúng.
 
Phát biểu nào dưới đây với con lắc đơn dao động điều hòa là không đúng.
Bài toán
Phát biểu nào dưới đây với con lắc đơn dao động điều hòa là không đúng
A. Động năng tỉ lệ với bình phương tốc độ góc của vật.
B. Thế năng tỉ lệ với bình phương tốc độ góc của vật.
C. Thế năng tỉ lệ với bình phương li độ góc của vật.
D. Cơ năng không đổi theo thời gian và tỉ lệ với bình phương biên độ góc.
 
Bài toán
Phát biểu nào dưới đây với con lắc đơn dao động điều hòa là không đúng
A. Động năng tỉ lệ với bình phương tốc độ góc của vật.
B. Thế năng tỉ lệ với bình phương tốc độ góc của vật.
C. Thế năng tỉ lệ với bình phương li độ góc của vật.
D. Cơ năng không đổi theo thời gian và tỉ lệ với bình phương biên độ góc.
B. :v
 
Để nước đỡ bán tung tóe ra ngoài người ta thường bỏ một vài chiếc lá vào trong xô nước nhằm mục đích
Bài toán
Khi xách xô nước, để nước đỡ bán tung tóe ra ngoài người ta thường bỏ một vài chiếc lá vào trong xô nước nhằm mục đích
A. thay đổi tần số dao động riêng của nước
B. gây ra dao động cưỡng bức
C. gây ra hiện tượng cộng hưởng
D. gây ra dao động tắt dần.
 
Bài toán
Khi xách xô nước, để nước đỡ bán tung tóe ra ngoài người ta thường bỏ một vài chiếc lad vào trong xô nước nhằm mục đích
A. thay đổi tần số dao động riêng của nước
B. gây ra dao động cưỡng bức
C. gây ra hiện tượng cộng hưởng
D. gây ra dao động tắt dần.
Để tránh nước bắn tung tóe thì phải tránh cộng hưởng nên mình nghĩ là A.
 
huynhcashin
huynhcashin
Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về dao động của một con lắc đơn
Câu hỏi
Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về dao động của một con lắc đơn trong trường hợp bỏ qua lực cản môi trường:
A. Khi vật nặng đi qua vị trí cân bằng thì hợp lực tác dụng lên vật bằng không
B. Chuyển động của con lắc từ vị trí biên về vị trí cân bằng là chậm dần
C. Dao động của con lắc là dao động điều hòa
D. Khi vật nặng ở vị trí biên, cơ năng của con lắc bằng thế năng của nó
 
Xem các bình luận trước…
Lời giải
Theo mình :
A. Sai. Vì giả sử tại vtcb hợp lực t/d lên vật bằng 0 đồng nghĩa vật đạt trạng thái cân bằng = các lực t/d lên vật cân bằng . Phản chứng : đề nói khi v đi qua vtcb, thực tế vật vẫn chịu t/d của lực ảo quán tính và tiếp tục chuyển động bởi các hợp lực thành phần (trọng lực và lực căng dây pháp tuyến)
B. Sai thấy rõ (làm thử):)
C. Sai , phải dao động với góc lệch nhỏ
D. Ở VT biên v=0 , thế năng max > cơ năng = thế năng , đúng nhỉ
Đáp án :D.
Uk tks, tưởng $W_{T}=W_{D}$ :(
 
Hỏi sau đó trong qua trình dđ của clđ so vs khi không có điện trường, đại lượng nào k đổi?
Bài toán
1 con lắc đơn đang dđ đh. Biết vật nặng của clđ đc tích điện q>0. Vào thời điểm vật nặng qua VTCB thì một điện trờng có cường độ E hướng xuống đc thiết lập. Hỏi sau đó trong qua trình dđ của clđ so với khi không có điện trường, đại lượng nào k đổi?
A. Lực căng dây cực đại
B. Li độ CĐ dao động
C. Chu kì dđ của clđ
D. Tốc độ CĐ của vật nặng

(Đáp án là D ạ. Nhưng em vẫn chưa hiểu lắm sao mấy câu kia sai và câu D đúng. Cám ơn vì đã giải thích cho em)
 
Bài toán
1 con lắc đơn đang dđ đh. Biết vật nặng của clđ đc tích điện q>0. Vào thời điểm vật nặng qua VTCB thì một điện trờng có cường độ E hướng xuống đc thiết lập. Hỏi sau đó trong qua trình dđ của clđ so với khi không có điện trường, đại lượng nào k đổi?
A. Lực căng dây cực đại
B. Li độ CĐ dao động
C. Chu kì dđ của clđ
D. Tốc độ CĐ của vật nặng

(Đáp án là D ạ. Nhưng em vẫn chưa hiểu lắm sao mấy câu kia sai và câu D đúng. Cám ơn vì đã giải thích cho em)
Đ. Á A.
$T_{max}=mg\left(3-2\cos \alpha _{0}\right)$ Khi con lắc dao động trong điện trường thì g thay đổi dẫn đến T thay đổi.
Đ. Á B.
Năng lượng dao động được bảo toàn nên:
$$\dfrac{1}{2}mgl\alpha _{1}^{2}=\dfrac{1}{2}mg'l \alpha _{2}^{2}\leftrightarrow \dfrac{\alpha _{1}^{2}}{\alpha _{2}^{2}}=\dfrac{g'}{g}$$
g thay đổi dẫn đến li độ CĐ thay đổi.
Đ. Á C.
Cái này thì viết biểu thức tính chu kì ra là thấy ngay :)
Đ. Á D.
Năng lượng dao động của con lắc bằng động năng cực đại.
$$W_{d}max=\dfrac{mv_{max}^{2}}{2}$$
Do năng lượng không thay đổi dẫn đến tốc độ cực đại không đổi.
 
Theo minh nghi la giai thế này g thay đổi nên $\dfrac{1}{2}mgl\alpha o^{2} = \dfrac{1}{2}mg'l\alpha o'^{2}$ hay $g\alpha o^{2}=\alpha o'^{2}g$ . Lại có $v=\sqrt{g'l\dfrac{\alpha o'^{2}}{2}}=\sqrt{gl\dfrac{\alpha o^{2}}{2}}= v$ ban đầu
 
huynhcashin
huynhcashin
Chọn đáp án Sai khi nói về dao động của các con lắc
Bài toán
Xét ba con lắc lò xo giống nhau, một con đặt nằm ngang, một treo thẳng đứng, một đặt trên mặt phẳng nằm nghiêng và đều chon góc O ở vị trí cân bằng, Ox trùng trục lò xo. Bỏ qua ma sát và sức cản. Cản ba trường hợp, kéo vật theo chiều dương đến cùng tọa độ và truyền cho các vật vận tốc như nhau. Chọn đáp án Sai khi nói về dao động của các con lắc
A. Vận tốc cực đại bằng nhau
B. Cùng chu kỳ
C. Lực đàn hồi cực đại bằng nhau
D. Biểu thức lực phục hồi như nhau
 
Bài toán
Xét ba con lắc lò xo giống nhau, một con đặt nằm ngang, một treo thẳng đứng, một đặt trên mặt phẳng nằm nghiêng và đều chon góc O ở vị trí cân bằng, Ox trùng trục lò xo. Bỏ qua ma sát và sức cản. Cản ba trường hợp, kéo vật theo chiều dương đến cùng tọa độ và truyền cho các vật vận tốc như nhau. Chọn đáp án Sai khi nói về dao động của các con lắc
A. Vận tốc cực đại bằng nhau
B. Cùng chu kỳ
C. Lực đàn hồi cực đại bằng nhau
D. Biểu thức lực phục hồi như nhau
Đáp án C. Lực đàn hồi khi con lắc treo thẳng đứng khác lực phục hồi.
 
Last edited:
huynhcashin
huynhcashin
Đối với dao động cưỡng bức
Bài toán
Đối với dao động cưỡng bức:
A. Biên độ dao đông chỉ phụ thuộc vào tần số của lực cưỡng bức
B. Chu kỳ dao động chỉ phụ thuộc tần số của lực cưỡng bức
C. Biên độ dao đông không phụ thuộc tần số dao động riêng
D. Chu kỳ dao động phụ thuộc ngoại lực tuần hoàn và vật dao động
 
Xem các bình luận trước…
huynhcashin
huynhcashin
Chu kỳ dao động của nó
A sai vì thay đổi chiều dài lò xo thì K thay đổi $\rightarrow $ T thay đổi
B sai vì T không phụ thuộc vào biên độ
C sai vì T = $2\pi \sqrt{\dfrac{m}{K}}$
D đúng vì biểu thức T ở trên cũng không phụ thuộc độ cao.
 
Chọn câu đúng về hiện tượng cộng hưởng
Bài toán
Chọn câu đúng về hiện tượng cộng hưởng
A. Hiện tượng cộng hưởng xảy ra khi biên độ của giao động cưỡng bức bằng với biên độ khi hệ dao động tự do
B. Hiện tượng cộng hưởng thể hiện rõ khi ngoại lực tuần hoàn tác dụng vào vật có biên độ lớn
C. Biên độ của dao động cưỡng bức phụ thuộc vào sự chênh lệch giữa tần số lực cưỡng bức và tần số riêng của hệ
D. Trong thực tế dao động tắt dần có hại nên người ta luôn tìm cách làm dao động của các vật không tắt dần
 
Bài toán
Chọn câu đúng về hiện tượng cộng hưởng
A. Hiện tượng cộng hưởng xảy ra khi biên độ của giao động cưỡng bức bằng với biên độ khi hệ dao động tự do
B. Hiện tượng cộng hưởng thể hiện rõ khi ngoại lực tuần hoàn tác dụng vào vật có biên độ lớn
C. Biên độ của dao động cưỡng bức phụ thuộc vào sự chênh lệch giữa tần số lực cưỡng bức và tần số riêng của hệ
D. Trong thực tế dao động tắt dần có hại nên người ta luôn tìm cách làm dao động của các vật không tắt dần
Một đoàn quân bước đều qua cây cầu khi tần số bước đi bằng tần số dao động riêng của cây cầu thì sặp ấy!
 

Tài liệu mới

Top