Lí thuyết Dao động cơ

Lí thuyết Dao động cơ
K
KMagic
Điện tích Q là điện tích?
Câu hỏi
Con lắc đơn được treo trong điện trường đều có cường độ không đổi và hướng thẳng đứng. Cho vật tích điện Q thì thấy tỉ số giữa chu kì dao động nhỏ khi điện trường hướng lên hoặc hướng xuống là T1/T2 = 7/6. Điện tích Q là điện tích:
A. dương.
B. âm.
C. dương hoặc âm
D. có dấu không thể xác định được
 
Xem các bình luận trước…
Lời giải
Do $T_2g_1$ . Tuy nhiên do ta không biết cụ thể $\vec E$ hướng lên hay hướng xuống nên không thể xác định dấu của Q. Chọn D.
 
Last edited:
Câu hỏi
Con lắc đơn được treo trong điện trường đều có cường độ không đổi và hướng thẳng đứng. Cho vật tích điện Q thì thấy tỉ số giữa chu kì dao động nhỏ khi điện trường hướng lên hoặc hướng xuống là T1/T2 = 7/6. Điện tích Q là điện tích:
A. dương.
B. âm.
C. dương hoặc âm
D. có dấu không thể xác định được
$T_1>T_2 \Rightarrow g_10
 
mai hoàn
mai hoàn
Chọn phát biểu đúng về lực đàn hồi
Câu hỏi
Một CLLX dao động điều hòa trên mặt phẳng nằm ngang. Chọn phát biểu đúng
A. Độ lớn của lực đàn hồi tỉ lệ với khối lượng m của vật nặng
B. Lực đàn hồi luôn ngược chiều với li độ x
C. Lực đàn hồi luôn cùng chiều với vecto vận tốc
D. Lực đàn hồi luôn ngược chiều với vecto gia tốc
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:
Câu hỏi
Một CLLX dao động điều hòa trên mặt phẳng nằm ngang. Chọn phát biểu đúng
A. Độ lớn của lực đàn hồi tỉ lệ với khối lượng m của vật nặng
B. Lực đàn hồi luôn ngược chiều với li độ x
C. Lực đàn hồi luôn cùng chiều với vecto vận tốc
D. Lực đàn hồi luôn ngược chiều với vecto gia tốc
Với tôi thì câu hỏi này không có phát biểu nào đúng cả.
A. sai vì độ lớn lực đàn hồi $|F|=k|x|$ và hòan toàn không phụ thuộc vào khối lượng của vật.
B. sai vì "li độ" là đại lượng vô hướng, không có chiều nên không thể so sánh về chiều với "lực đàn hồi"
C. sai vì tại một vị trí, có hai thời điểm mà chiều của vận tốc là ngược nhau. Trong khi đó, cũng ở vị trí đó thì lực đàn hồi chỉ có một chiều.
D. sai vì khi nói về chiều của lực đàn hồi thì ta cần quan tâm tới điểm tác dụng. "Lực đàn hồi tác dụng vào vật" và "lực đàn hồi tác dụng và giá treo" là ngược chiều với nhau. Lực đàn hồi tác dụng vào vật luôn hướng về vị trí cân bằng, do đó cùng chiều với véc tơ gia tốc. Ngược lại thì lực đàn hồi tác dụng vào giá treo ngược chiều với véc tơ gia tốc.
 
htthao1506
htthao1506
Biên độ của dao động tổng hợp là biên độ dao động mỗi thành phần khi nào
Câu hỏi
Dao động tổng hợp của hai dao động cùng phương, cùng tần số, cùng biên độ, và có biên độ tổng hợp là biên độ dao động mỗi thành phần khi và chỉ khi hai dao động thành phần ?
A. Lệch pha pi/2
B. Ngược pha
C. Lệch pha 2pi/3
D. Cùng pha
 
Biên độ của dao động tổng hợp $A = \sqrt {A_1^2 + A_2^2 + 2{A_1}{A_2}\cos \Delta \varphi } $
Mà $A=A_1=A_2$ nên ta có $A = \sqrt {2{A^2} + 2{A^2}\cos \Delta \varphi } \Rightarrow \cos \Delta \varphi = - \dfrac{1}{2} \Rightarrow \Delta \varphi = \dfrac{{2\pi }}{3}$
Đáp án C.
 
Tại sao con lắc lò xo không phụ thuộc vào khối lượng của vật
Xem các bình luận trước…
Trước tiên, ta cần thông hiểu với nhau một điều rằng: để tính một đại lượng, ta có nhiều công thức khác nhau, tùy thuộc vào dữ liệu mà ta có. Tuy nhiên, để xét xem đại lượng ấy phụ thuộc vào cái gì, không phụ thuộc vào cái gì thì ta phải đi truy nguyên (tìm cái gốc) trong các công thức ấy.

Với con lắc, ta khảo sát năng lượng với cách kích thích dao động đơn giản nhất là "kéo vật lệch ra khỏi VTCB một đoạn rồi buông nhẹ", tức là cung cấp cho vật một thế năng ban đầu cực đại - chính là cơ năng dao động. Trên nền tảng đó, ta khảo sát năng lượng dao động bằng cách khảo sát thế năng.

Xét con lắc lò xo thì ta có hai loại chính:
  1. Con lắc lò xo nằm ngang
  2. Con lắc lò xo thẳng đứng:
    • Lò xo phía trên, vật treo bên dưới gọi là con lắc lò xo treo thẳng đứng
    • Lò xo phía dưới, vật đặt trên lò xo gọi là con lắc lò xo đặt thẳng đứng
Khi khảo sát về thế năng của con lắc trong hai trường hợp ta có kết quả sau:
  1. Con lắc lò xo nằm ngang: trong quá trình dao động, trọng lực và phản lực N đều không sinh công; chỉ có lực dàn hồi sinh công $\Rightarrow$ thế năng chỉ là thế năng đàn hồi, không có thế năng trọng trường. Biểu thức thế năng là: $$W_t(x)=\dfrac{1}{2}kx^2$$ gốc thế năng ở vị trí lò xo không biến dạng, cũng chính là VTCB.
    Suy ra cơ năng: $$W=\dfrac{1}{2}kA^2$$
  2. Con lắc lò xo thẳng đứng: trong quá trình dao động, cả lực đàn hồi và trọng lực đều sinh công $\Rightarrow$ thế năng của vật gồm cả thế năng đàn hồi của lò xo và thế năng trọng trường.
    • Chọn gốc thế năng ở vị trí lò xo không biến dạng thi biểu thức thế năng là: $$W_t(x)=W_t(0)+\dfrac{1}{2}kx^2$$ trong đó thành phần thế năng trọng trường là $W_t(0)=\dfrac{1}{2}k\Delta l_0^2-mg\Delta l_0$ là một hằng số đối với mỗi con lắc cụ thể.
    • Nếu đổi lại, chọn gốc thế năng ở VTCB thì $W_t(0)=0$ và biểu thức cơ năng bây giờ là: $$W_t(x)=\dfrac{1}{2}kx^2$$ Suy ra cơ năng là $$W=\dfrac{1}{2}kA^2$$
Như vậy, khi nói về năng lượng dao động của con lắc lò xo ta cần quan tâm tới "gốc thế năng".

Tuy nhiên, trong sách giáo khoa đã chọn cho chúng ta "gốc thế năng ở VTCB" và nếu không nói gì thì ta hiểu là đã chọn như vậy. Do đó biểu thức chung của cơ năng là $$W=\dfrac{1}{2}kA^2$$ Cho nên, ta có thế kết luận rằng: "Cơ năng của vật không phụ thuộc vào khối lượng của vật".
 
E
evilmaknae
Con lắc đơn chịu tác dụng ngoại lực
Mấy chỗ này e không hiểu lắm, mong các anh chị giải thích giúp, e cảm ơn.
Câu hỏi
Khi con lắc đang dao động mà lực F có hướng thẳng đứng bắt đầu tác dụng thì cơ năng con lắc:
không đổi nếu td tại VTCB
+ qua VT biên không thay đổi biên độ góc
+ qua li độ a bất kì thì độ biến thiên thế năng bằng độ biến thiên cơ năng
 
Xem các bình luận trước…
Xét đối với ngoại lực tác dụng theo phương thẳng đứng.
+)Khi vật ở VTCB; W = (Wđ)max nên cơ năng của vật khi có lực tác dụng không đổi.
+) Lực hướng lên, tức VTCB mới không đổi, vị trị biên là vị trí vật không vận tốc, suy ra khi con lắc ở VT biên, lực tác dụng thì biên độ góc không đổi
+) Khi ở vị trí li độ góc a bất kì, vân tốc luôn không đổi$\Rightarrow$ Động năng không đổi chỉ có thể năng biến thiên, Độ biến thiên thế năng=ĐỘ biến thiên cơ năng. Mặt khắc Tỉ số hai cơ năng = tỉ số hai gia tốc trọng trường và gia tốc hiệu dụng.
Cho e hỏi tại sao Khi ở vị trí li độ góc a bất kì, vân tốc luôn không đổi ạ? Vì $v=\sqrt{2gl(cosa - cos a0)}$
 
Con lắc lò xo đặt trên mặt phẳng nghiêng góc a thì chu kì dao động riêng của con lắc phụ thuộc vào
Con lắc lò xo đặt trên mặt phẳng nghiêng góc a thì chu kì dao động riêng của con lắc phụ thuộc vào
A. chỉ vào khối lượng vật và độ cứng lò xo
B. góc a, khối lượng vật và độ cứng lò xo
C. góc a và độ cứng lò xo
D. chỉ vào góc a và độ cứng lò xo
 
mai hoàn
mai hoàn
Động năng và thế năng của vật dao động điều hòa biến thiên điều hòa cùng tần số và?
Câu hỏi
Trong dao động điều hòa thì động năng và thế năng của vật dao động điều hòa biến thiên điều hòa cùng tần số và
A. Luôn cùng pha
B. Luôn ngược pha
C. Luôn vuông pha
D. Có độ lệch pha không đổi
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:
Câu hỏi
Trong dao động điều hòa thì động năng và thế năng của vật dao động điều hòa biến thiên điều hòa cùng tần số và
A. Luôn cùng pha
B. Luôn ngược pha
C. Luôn vuông pha
D. Có độ lệch pha không đổi
Đề phải sửa lại là "... động năng và thế năng của vật BIẾN ĐỔI TUẦN HOÀN...". Còn về cách giải thì cứ viết công thức rồi dùng công thức hạ bậc biến đổi là ra thôi. Đáp án là C.
 
mai hoàn
mai hoàn
Chọn phát biểu sai, trong dao động của vật chịu lực cản nhỏ không đổi
Câu hỏi
Chọn phát biểu sai, trong dao động của vật chịu lực cản nhỏ không đổi
A. Là dao động có biên độ giảm dần theo thời gian
B. Chu kì giảm dần theo thời gian
C. Cơ năng của vật giảm dần theo thời gian
D. Lực cản luôn sinh công âm
 
mai hoàn
mai hoàn
Chọn phát biểu sai về thế năng trong dao động điều hòa
Câu hỏi
CLLX treo thẳng đứng dao động điều hòa. Chọn phát biểu sai
A. Thế năng tại vị trí thấp nhất là cực đại
B. Thế năng tại vị trí cao nhất là cực đại
C. Thế năng của vật là thế năng đàn hồi
D. Thế năng tại vị trí cân bằng là cực tiểu
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:
Câu hỏi
CLLX treo thẳng đứng dao động điều hòa. Chọn phát biểu sai
A. Thế năng tại vị trí thấp nhất là cực đại
B. Thế năng tại vị trí cao nhất là cực đại
C. Thế năng của vật là thế năng đàn hồi
D. Thế năng tại vị trí cân bằng là cực tiểu
Câu C sai, vì thế năng của vật trong CLLX thẳng đứng gồm: thế năng đàn hồi và thế năng trọng trường.
Ta chứng minh được tổng của thế năng đàn hồi và thế năng trọng trường là $\dfrac{1}{2}kx^2$, với mốc thế năng được chọn ở VTCB của con lắc.
 
mai hoàn
mai hoàn
Lực đàn hồi của lò xo đổi chiều khi
Câu hỏi
Trong dao động điều hòa của CLLX treo thẳng đứng, lực đàn hồi của lò xo đổi chiều khi
A. Vật ở vị trí cao nhất
B. Vật ở vị trí thấp nhất
C. Vật qua VTCB
D. Vị trí lò xo k biến dạng
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:
Xem các bình luận trước…
Câu hỏi
Trong dao động điều hòa của CLLX treo thẳng đứng, lực đàn hồi của lò xo đổi chiều khi
A. Vật ở vị trí cao nhất
B. Vật ở vị trí thấp nhất
C. Vật qua VTCB
D. Vị trí lò xo k biến dạng
Chú ý đây là con lắc lò xo thẳng đứng, lực đàn hồi đổi chiều ở vị trí lò xo không biến dạng.
Chọn D.
 

Tài liệu mới

Top