Lí thuyết Điện tích - Điện trường

Cường độ điện trường trong tụ điện phẳng tỉ lệ với điện tích của tụ không?
Ta có C=Q/U và U=Ed thì có thể nói cường độ điện trường trong tụ điện phẳng tỉ lệ với điện tích của tụ không?
 
Thường thì người ta sẽ đặt U không đổi vào hai đầu bản tụ, khi đó E không thay đổi. U không đổi thì E không đổi, chẳng liên quan gì đến $Q$ cả. Theo mình là vậy.
 
T
tee
Tích điện âm cho vật bằng kim loại đang trung hòa về điện, các electron được cung cấp cho vật sẽ
Bài toán
Tích điện âm cho vật bằng kim loại đang trung hòa về điện, các electron được cung cấp cho vật sẽ
A. Dịch chuyển liên tục bên trong vật.
B. Phân bố đều trong vật
C. Dịch chuyển liên tục bên ngoài vật
D. Phân bố trên bề mặt của vật
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:
Thế năng của hệ (Điện tích - Điện trường) tăng hay giảm? Điện tích chuyển động về phía điện thế nào?
Bài toán
Một điện tích âm đang chuyển động theo hướng của điện trường đồng nhất.
Hỏi: Thế năng của hệ (điện tích - điện trường) tăng hay giảm?
Điện tích đó đang chuyển động về phía điện thế cao hay thấp?
 
L
lilac
Tại sao 2 tụ điện mắc nối tiếp có độ lớn điện tích bằng nhau?
Câu hỏi
1, Tại sao độ lớn điện tích 2 bản tụ điện lại bằng nhau? Nếu kích thước 2 bản khác nhau thì độ lớn có khác nhau không?
2, Tại sao 2 tụ điện mắc nối tiếp có độ lớn điện tích bằng nhau?
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:
Lời giải
Câu a. Do hiện tượng nhiễm điện do cảm ứng khi đặt 2 vật dẫn gần nhau nên điện tích sẽ trái dấu... kích thước 2 bản khác nhau theo thầy thì điện tích vẫn sẽ bằng nhau.
Câu b. Áp dụng qui tắc hệ cô lập vè điện: cực dương bản này nối với cực âm bản kia tạo thành hệ cô lập nên độ lớn điện tích của hai bản trong hệ cô lập này bằng nhau nhưng trái dấu.
 
Lời giải
Câu a. Do hiện tượng nhiễm điện do cảm ứng khi đặt 2 vật dẫn gần nhau nên điện tích sẽ trái dấu... kích thước 2 bản khác nhau theo thầy thì điện tích vẫn sẽ bằng nhau.
Câu b. Áp dụng qui tắc hệ cô lập vè điện: cực dương bản này nối với cực âm bản kia tạo thành hệ cô lập nên độ lớn điện tích của hai bản rong hệ cô lập này bằng nhau nhưng trái dấu.
"quy tắc cô lập về điện là như thế nào ạ?"
 
D
DUYEN_LUOI
Điện tích, hiệu điện thế, điện dung của hệ gồm 2 tụ có điện dung C1, C2 sẽ thay đổi như thế nào nếu
Bài toán
Điện tích, hiệu điện thế, điện dung của hệ gồm 2 tụ có điện dung C1, C2 sẽ thay đổi như thế nào nếu:
1. Hai tụ nối song song và nối với nguồn U
2. Sau đó, ngắt nguồn.
3. Tiếp đó là mở 1 đầu (đầu mà 2 bản dương) nối 2 tụ. Chỉ còn 1 đầu nối chung.
4. Tách luôn đầu còn lại.
5. Nối bản âm của tụ 1 với bản dương của tụ 2
 
L
lilac
Lý thuyết về điện trường điện tích
Câu hỏi
Một quả cầu nhiễm A nhiễm điện dương đặt lại gần 1 quả cầu B trung hòa về điện được nối đất. Hỏi quả cầu B có điện tích hay không? Tại sao? Trong 2 trường hợp:
1, Đặt quả cầu A ra xa B rồi cắt dây nối đất
2, Cắt dây nối đất rồi đặt quả cầu A ra xa B
Câu hỏi
Sau khi đi qua 2 điểm M, N thì vận tốc của electron tăng lên. Kết luận nào sau đây đúng? Tại sao?
A. Điện thế của e tăng
B. Điện thế tại M, N bằng nhau
C. Điện thế tại M< tại N
D. Điện thế tại N< tại M
Bài toán
Chọn câu đúng:
A. Có thể cọ xát 2 vật cùng loại với nhau để được 2 vật nhiễm điện trái dấu
B. Cọ thước nhựa vào mảnh dạ thì mảnh dạ cũng tích điện
C. Vật tích điện chỉ dút được những vật cách điện như giấy, không hút được kim loại
D. Nguyên nhân của sự nhiễm điện do cọ xát là các vật bị nóng lên do cọ xát
 
Xem các bình luận trước…
Câu 2 càng dễ nữa! Khi e tăng tốc từ N đến M thì chứng tỏ lực điện hướng từ N$\Rightarrow$M. Vec tơ E ngược chiều vecto F vì q<0. Do vậy $V_N
 
L
lilac
Điện tích bên ngoài vật dẫn
Câu hỏi
Chọn câu trả lời đúng:
A. Một vật nhiễm điện dương thì điện tích luôn được phân bố đều trên bề mặt vật
B. Một quả cầu bằng đồng nhiễm điện âm thì vecto cường độ điện trường tại điểm bất kì bên trong quả cầu có hướng về tâm quả cầu
C. Vecto cường độ điện trường tại 1 điểm bất kì bên ngoài vật dẫn nhiễm điện luôn có phương vuông góc với mặt vật
D. Điện tích ở ngoài 1 quả cầu kim loại nhiễm điện được phân bố đều ở mọi điểm
 
Xem các bình luận trước…
L
lilac
Tụ điện phẳng
1. Nếu trong khi 2 bản của tụ điện đang được nối với 2 cực của nguồn điện thì ta đưa 1 thỏi điện môi vào giữa 2 tấm của tụ điện thì điện dung và hiệu điện thế giữa 2 bản tụ thay đổi như thế nào?
2. Xét mối quan hệ giữa điện dung C và hiệu điện thế tối đa Um có thể đặt giữa 2 bản của tụ điện phẳng không khí. Gọi S là diện tích các bản, d là khoảng cách giữa 2 bản. Kết luận nào đúng?
A. Với d bằng nhau. C càng lớn Um càng nhỏ
B. Với d bằng nhau. C càng lớn Um càng lớn
C. Với S bằng nhau. C càng lớn Um càng lớn
D. Với S bằng nhau. C càng lớn Um càng nhỏ
3. Hai bản của tụ điện phẳng được nối với 2 cực của 1 acquy. Nếu dịch chuyển để các bản ra xa nhau thì trong khi dịch chuyển :
A. Không có dòng điện chạy trong acquy
B. Lúc đầu có dòng điện đi từ cực âm sang cực dương sau đó dòng điện đổi chiều
C. Dòng điện đi từ âm sang dương
D. Dòng điện đi từ dương sang âm
 
1. Khi dua ban dien moi thi C tang do $\epsilon>1$ con U khong doi
3. Q=CU. Khi dua ra xa d tang nen C giam. Do U khong doi nen Q giam. Do vay co electron chay tu ban am sang ban duong. Do vay co dong dien di tu cuc duong sang cuc am
 
Last edited:
L
lilac
Vật dẫn và điện môi trong điện trường
Bài toán
1. Nếu ta đưa 1 đũa thủy tinh đã nhiễm điện lại gần đầu 1 thanh kim loại thì electron tụ tập tại 1 đầu thanh. Tại sao chuyển động electron ngừng lại mặc dù thanh kim loại có rất nhiều electron?
2. Ta chạm 1 vât dẫn mang điện A vào mặt 1 vật dẫn B cách điện với các vật khác. Vật A có nhường toàn bộ điện tích cho B không? Tại sao?
Muốn A nhường toàn bộ điện tích cho vật dẫn B thì phải làm thế nào?
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:
1. Nếu ta đưa 1 đũa thủy tinh đã nhiễm điện lại gần đầu 1 thanh kim loại thì electron tụ tập tại 1 đầu thanh. Tại sao chuyển động electron ngừng lại mặc dù thanh kim loại có rất nhiều electron?
2. Ta chạm 1 vât dẫn mang điện A vào mặt 1 vật dẫn B cách điện với các vật khác. Vật A có nhường toàn bộ điện tích cho B không? Tại sao?
Muốn A nhường toàn bộ điện tích cho vật dẫn B thì phải làm thế nào?
Lời giải

Câu 1. Do hiện tượng nhiễm điện do hưởng ứng khi cân bằng electron dồn về 1 đầu đầu còn lại của thanh kim loại nhiễm điện dương.
Câu 2. Vật A không nhường hết cho vật B mà điện tích chia đôi $q=\dfrac{q_A+q_B}{2}$
Muốn A nhường hết cho B ta phải để A chạm vào B sau đó đưa vật nhiễm điện C lại gần sao cho A, B, C thẳng hàng. Giả sử A nhiễm điện âm thì vật C phải nhiễm điện dương đặt đối xứng A qua B. Khi đó do hưởng ứng toàn bộ điện tích của A sẽ truyền sang B sau đó tách A, B ra thì toàn bộ e sẽ truyền sang B.
 
Câu 1: Thực ra electron không hề ngưng lai mà chuyên động không ngừng chỉ la chúng chỉ chuyển đông quanh vị trí đầu thanh do hiện tượng hưởng ứng
Câu 2:Vật A không nhường hết cho vật B nhưng cũng không chia đôi như của minhtangv đã nói (chỉ chia đôi khi hai điện tích là hai khối cầu đồng chất và cùng kích thước) mà chia điện tích phụ thuộc vào kích thước và chất liệu điện tích
Còn lai thì đúng như minhtangv nói
 
L
lilac
Phân tích mạch cầu tụ điện
Câu hỏi
Phân tích và vẽ lại mạch tụ điện. Vì sao lại vẽ được như vậy?
hinhvetudien.png
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:

Tài liệu mới

Top