Bài tập Điện tích - Điện trường

H
Huyền My
Cường độ điện trường
Bài 1: Cho điện tích q1 = 4 đặt tại A trong không khí
1. Tính cường độ điện trường tại điểm B cách điện tích một khoảng 5 cm
2. Đặt tại B thêm một điện tích q2 = 1 tính lực điện tác dụng lên q2
3. Tính cường độ điện trường tổng hợp tại M
a. MA = 2cm, MB= 3cm b. MA = 7cm, MB= 2cm
c: MA = 3cm, MB= 4cm d. MA = MB = 5cm
4. Tìm vị trí điểm M mà tại đó cường độ điện trường bằng 0
Đs : 1. E= 144.105 V/m; 2. F= 14,4N ; 3. A. EM= 8.107 V/m; b. EM = 29,8.106V/m; c. EM= 40,4.106V/m; d. 16,5.106V/m; 4. MA= 10/3 cm, MB= 5/3 cm

Bài 2: Cho điện tích q1 = -9 đặt tại A trong không khí
1. Tính cường độ điện trường tại điểm B cách điện tích một khoảng 10 cm
2. Đặt tại B thêm một điện tích q2 = 4 tính lực điện tác dụng lên q2
3. Tính cường độ điện trường tổng hợp tại M nằm trên trung trực của AB
a. Nằm tại trung điểm AB b. M cách AB 5cm
c: M A = MB=10cm
4. Tìm vị trí điểm M mà tại đó cường độ điện trường bằng 0
Đs : 1. E= 81.105 V/m 2. F= 32,4N ; 3. A. EM= 46,8.106 V/m; b. EM = 17,7.106V/m; c. EM= 7,03.106V/m; 4. MA= 30cm, MB= 20cm

Bài 3: Cho hai điện tích bằng nhau q = 10 đặt tại A, B cách nhau 20cm. Tính cường độ điện trường tại M
a, Tam giác MAB vuông cân tại A
b, Tam giác MAB vuông tại A có góc M bằng 600
c, Tính và vẽ lực điện tác dụng lên q1= 5 tại M trong 2 trường hợp
Đs: a. EM= 3,14.106V/m; b. EM= 7,73.106V/m; c. Fa= 15,7N; Fb= 38,65N

Bài 4: Tại ba đỉnh của tam giác vuông ABC, AB= 30cm, AC= 40cm đặt ba điện tích dương q1 = q2 =q3 = 10-9C. Xác định cường độ điện trường hạ từ đỉnh góc vuông xuống cạnh huyền
Đs: E = 245V/m;= 39,380

Bài 5: Tại ba đỉnh của tam giác vuông ABC, AB= 30cm, AC= 40cm đặt q1 = -2,7.10-9C, tại B đặt q2. Biết tổng hợp tại C có phương song song với AB, xác định q2 và tại C
Đs: q2= 12,5.10-9C. E = 3,6.104V/m

Bài 6: Tại các đỉnh A, C của hình vuông ABCD ta đặt các điện tích dương q1=q2= q. Hỏi phải đặt tại B một điện tích q3 như thế nào để cường độ điện trường tại D bằng 0.
Đs: q3=

Bài 7: Cho hai quả cầu nhỏ mang điện tích q1, q2 đặt tại a và B trong không khí cách nhau 2cm. Tại điểm C cách q1 6cm và cách q2 8cm có cường độ điện trường tổng hợp bằng 0. Tìm q1, q2 biết điện tích tổng cộng của chúng là 7.10-8C.
Đs: q1= -9.10-8C, q2= 16.10-8C

Bài 8: Quả cầu nhỏ có khối lượng $m=0,25 \ \text{g}$ mang điện tích q=2,5.10-9C được treo bởi một sợi dây và được đặt vào trong một điện trường đều có phương nằm ngang và E =106V/m. Tính góc lệch của dây treo so với phương thẳng đứng. Cho $g=10 \ \left(\text{m}/\text{s}^2\right)$
Đs: = 450

Bài 9: Một quả cầu có khối lượng $m=1 \ \text{g}$ treo trên một sợi dây mảnh, cách điện. Quả cầu được đặt vào trong một điện trường đều có phương nằm ngang và E =2.103V/m. Khi đó dây treo hợp với phương thẳng đứng góc 600. Tính lực căng dây và điện tích của quả cầu. Cho $g=10 \ \left(\text{m}/\text{s}^2\right)$
Đs: q= 8,76 C; T = 0,02N

Bài 10: Cường độ điện trường của một điện tích điểm tại A bằng 36V/m, tại B bằng 9V/m. Hỏi cường độ điện trường tại trung điểm của AB? Cho biết A, B cùng nằm trên một đường sức
Đs: 16V/m
 
H
Huyền My
Thuyết electron
Bài 1: Hai quả cầu bằng kim loại giống hệt nhau mang các điện tích q1 và q2. Khi đặt chúng cách nhau 20cm trong không khí thì chúng hút nhau với một lực F1 = 5.10-7N. Nối hai quả cầu bằng một dây dẫn, xong bỏ dây dẫn đi thì thấy hai quả cẩu đẩy nhau với một lực F2= 5.10-7N. Xác định các điện tích q1, q2
Đs: q1= C; q2= C và ngược lại

Bài 2: Có ba quả cẩu kim loại kích thước bằng nhau. Quả cầu A mang điện tích 27μC, quả cầu B mang điện tích -3μC, quả cầu C không mang điện. Cho hai quả cầu A và B chạm nhau rồi tách chúng ra. Sau đó cho hai quả cầu B và C chạm nhau rồi tách ra. Tính điện tích trên mỗi quả cầu.
Đs : qA= 12μC; qB= qC= 6μC
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:
H
Huyền My
Xác định các điện tích q1, q2
Bài toán
Hai quả cầu bằng kim loại giống hệt nhau mang các điện tích q1 và q2. Khi đặt chúng cách nhau 10cm trong không khí thì chúng hút nhau với một lực F1 = 4,5N. Sau khi cho hai quả cầu tiếp xúc nhau và tách ra một khoảng 20cm thì chúng tác dụng lẫn nhau những lực F2= 0,9N. Xác định các điện tích q1, q2
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:
Định h để cường độ điện trường tại M cực đai
Bài toán
Hai điện tích dương $q_1=q_2=q$ đặt tại 2 điểm A,B trong không khí.
Cho biết AB=2a. M là điểm trên trung trực AB và cách AB đoạn h. Định h để cường độ điện trường tại M cực đai. Tính giá trị cực đại này?
 
crazyfish2008 đã viết:
Hai điện tích dương $q_1=q_2=q$ đặt tại 2 điểm A,B trong không khí.
Cho biết AB=2a. M là điểm trên trung trực AB và cách AB đoạn h. Định h để cường độ điện trường tại M cực đai. Tính giá trị cực đại này?
[font=arial, helvetica, sans-serif][/font]

$\vec{E_M}=\vec{E_1}+\vec{E_2}$
$\vec{E_1}=\vec{E_2}$
Do đó $ME_1E_ME_2$ là hình thoi
$E_1= k.\dfrac{q}{AM^2}=k.\dfrac{q}{\left(a^2+h^2\right)^2}$
Do đó :
$E_M= 2E_1\cos \alpha = \dfrac{2kqh}{\left(a^2+h^2\right)^{\dfrac{3}{2}}}$
$a^2+h^2 = \dfrac{a^2}{2}+\dfrac{a^2}{2}+h^2$
$\to \left(a^2+h^2\right)^3 \geq \dfrac{27}{4}a^4h^2$
$\to \left(a^2+h^2\right)^{\dfrac{3}{2}} \geq \dfrac{3\sqrt{3}}{2}a^2h$
$\to E_M \leq \dfrac{4kq}{3\sqrt{3} a^2}$
$\to E_{M\,max} = \dfrac{4kq}{3\sqrt{3} a^2} \Leftrightarrow h = \dfrac{a\sqrt{2}}{2}$
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:
Xác định lực tác dụng của hai điện tích lên điện tích thứ ba
Bài toán
Cho ba điện tích cùng độ lớn q đặt ở ba đỉnh của một tam giác đều cạnh a trong không khí xác định lực tác dụng của hai điện tích lên điện tích thứ ba. Biết có một điện tích trái dấu với hai điện tích kia?
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:
  • Bị xóa bởi Đào Hải
  • Lý do: Sai
Lời giải

TH1:điện tích trái dấu là q3
< hình bạn tự vẽ ra nha>

$F_{3}=2.F_{13}.\cos \left(\dfrac{\alpha }{2} \right)\Leftrightarrow F_{3}=2.\dfrac{k.\left|q_{1} \right|}{a^{2}}.\cos \left(\dfrac{\alpha }{2} \right)\Leftrightarrow F_{3}= 2.\dfrac{\sqrt{3}.9.10^{9}.q}{2.a^{2}}$
Sau p tự tính ra.
TH2: điện tích trái dấu là q1 hoặc q2 (q1, q2 có vai trò tương đương)
 
Dragon
Dragon
Tính thế năng của hệ
Bài toán
Cho điện tích q1, q2 đặt trong không khí cách nhau R tính thế năng trọng trường của hệ
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:
Độ lệch so với phương ban đầu của electron khi đi vào giữa hai bản kim loại?
Bài toán
Giữa hai bản kim loại phẳng song song cách nhau 1 cm có hiệu điện thế 4,55V. Chiều dài mỗi bản là 1 cm. Một electron đi vào giữa 2 bản theo phương song song với 2 bản, với vận tốc ${10}^{6} \ \left(\text{m}/\text{s}\right)$. Tính độ lệch khỏi phương ban đầu khi nó vừa đi ra khỏi 2 bản kim loại.
A. 0
B. 2,275 mm
C. 4 mm
D. 4,55 mm
 
Hỏi trên quả cầu có điện tích như thế nào nếu ta cắt dây nối đất rồi sau đó đưa A ra xa quả cầu?
Bài toán
Đưa vật A đã nhiễm điện dương lại gần quả cầu kim loại đang nối đất (trung hòa điện) và quả cầu sẽ nhiễm điện hưởng ứng với vật A. Hỏi trên quả cầu có điện tích như thế nào nếu ta cắt dây nối đất rồi sau đó đưa A ra xa quả cầu?
A. Quả cầu sẽ mất điện tích
B. Quả cầu sẽ tích điện âm
C. Quả cầu sẽ tích điện dương
D. Quả cầu sẽ tích điện dương hoặc âm tùy theo ta đưa vật A ra xa quả cầu nhanh hay chậm
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:
Bài toán
Đưa vật A đã nhiễm điện dương lại gần quả cầu kim loại đang nối đất (trung hòa điện) và quả cầu sẽ nhiễm điện hưởng ứng với vật A. Hỏi trên quả cầu có điện tích như thế nào nếu ta cắt dây nối đất rồi sau đó đưa A ra xa quả cầu?
A. Quả cầu sẽ mất điện tích
B. Quả cầu sẽ tích điện âm
C. Quả cầu sẽ tích điện dương
D. Quả cầu sẽ tích điện dương hoặc âm tùy theo ta đưa vật A ra xa quả cầu nhanh hay chậm
Lời giải
Quả cầu sẽ nhiễm điện dương nhé vì khi nối đất e sẽ chạy xuống đất. Khi cắt dây nối quả cầu sẽ thiếu e mang điện +
 
D
Dejays12
Ta có điều gì về độ cao max, tầm xa của eletron?
Câu hỏi
Mọi người cho em hỏi : một electron bay vào khoảng không của 2 bản kim loại điện tích trái dấu và cùng độ lớn với vận tốc v0. Theo hướng hợp với bản điện tích dương một góc alpha. Vậy khi ra khỏi điện trường giữa hai bản tụ thì electron sẽ di chuyển theo hướng song song với hai bản kim loại, thì ta có được điều gì về tầm xa, về độ cao max của electron trong quỹ đạo di chuyển của electron?(Quỹ đạo của electron là quỹ đạo của vật bị ném xiên), mọi người có thể giải thích dùm em luôn không ạ?
 
Hải Quân
Hải Quân
Tìm điện thông?
Bài toán
Tìm điện thông gửi qua mặt cầu như trên hình vẽ.
biết $q_1=+1,00nC$
$q_2=-3,00nC$
$q_3=+2,00nC$
 

Attachments

Dùng định lý Gauss:
$$\Phi =\left(q_{1}+q_{2}\right):\epsilon _{0}$$
Bài này không xếp vào vật lý phổ thông thường: hoặc là chuyên lý hoặc là đại cương của các trường khoa học, kĩ thuật mới học
 

Tài liệu mới

Top