Bài tập Lượng tử ánh sáng

Bài tập Lượng tử ánh sáng
Năng lượng tỏa ra sau 19 phân hạch dây truyền
Bài toán
Biết $U_{92}^{235}$ có thể phân hạch theo phản ứng
$n_{0}^{1}$ + $U_{92}^{235}$ $\Rightarrow$ $I_{53}^{139}$ + $Y_{39}^{94}$ + k$n_{0}^{1}$
Khối lượng các hạt trong phản ứng là: $m_{U}=234.99322u$ $m_{n}=1.0087u$ , $m_{I}=138.8974u$ , $m_{Y}=93.89014u$
Nếu có 1 lượng hạt nhân đủ nhiều, giả sử ban đầu kích thích cho $10^{15}$ hạt $U_{92}^{235}$ phân hạch để phản ứng dây chuyền xảy ra với hệ số nhân notron k=2. Năng lượng tỏa ra sau 19 phân hạch là?
Em k có đáp án. Nhưng mà em làm k được. Mọi người giúp em cái ạ! Em cảm ơn! !
 
Xem các bình luận trước…
T
Thanh:d
Tốc độ của electron trên quỹ đạo dừng thứ ba là
Biết tốc độ của electron trên quỹ đạo dừng thứ hai của nguyên tử Hiđrô là 1,09 x 10^6m/s. Tốc độ của electron trên quỹ đạo dừng thứ ba là
 
đhl
đhl
Tìm vận tốc cực đại của electron quang điện ra khỏi catot
Bài toán
Chiếu một chùm sáng có bước sóng $0,489.10{^-6}$ vào một tấm kim loại kali dùng làm catot của tế bào quang điện. Biết công thoát kali là 2,15 eV.
A) Tìm giới hạn quang điện của kali.
B) Tìm vận tốc cực đại của electron quang điện ra khỏi catot.
Giúp e cái bài tập với. Em cám ơn nhiều.

OWEBLvE.jpg
 
Xem các bình luận trước…
D
dinhngan95
Số photon chiếu vào pin trong mỗi giây?
Bài toán
Khi chiếu ánh sáng có bước sóng 800 nm vào một pin quang điện thì tạo ra một suất điện động 0,6 V và cường độ dòng điện trong mạch là $10 \mu A$. Hiệu suất của pin là 10 %. Tính số photon chiếu tới pin trong mỗi giây
 
Xem các bình luận trước…
Bạn lấy đâu ra công thức vậy bạn
Trả lời:
Định nghĩa về hiệu suất bạn à-như bên Hóa cũng thế.
Ta có định nghĩa về hiệu suất của pin là tỉ số (phần trăm) năng lượng có ích trên năng lượng toàn phần ban đầu(năng lượng của chùm photon).
 
V
Viu
Tính năng lượng của một photon mà xung lượng của nó bằng xung lượng của một electron có năng lượng bằng 0,3MeV
Tính năng lượng của một photon mà xung lượng của nó bằng xung lượng của một electron có năng lượng bằng 0,3MeV
 
091031103
091031103
Tính khoảng cách xa nhất mà mắt người còn có thể thấy được nguồn sáng ?
Bài toán
Một nguồn có công suất 2W phát ra bước sóng $\lambda=0,597 \mu m$ theo moị hướng như nhau. Nếu coi đường kính con ngươi của mắt $d= 4mm$ và mắt còn có thể cảm nhận ánh sáng khi có tối thiểu 80 photon đập vào mắt trong 1s. Tính khoảng cách xa nhất mà mắt người còn có thể thấy được nguồn sáng ?
 
Xem các bình luận trước…
Tích Chu
Tích Chu
Hỏi tại điểm N cách nguồn một khoảng 2r thì năng lượng mỗi phô tôn là
Bài toán
Chùm tia laser phát ra, tại điểm M cách nguồn một khoảng r mỗi photon có năng lượng $\varepsilon $. Hỏi tại điểm N cách nguồn một khoảng 2r thì năng lượng mỗi phô tôn là
A. 2$\varepsilon $
B. $\varepsilon $
C. $\varepsilon $/2
D. $\varepsilon $/4
 
Chu kì bán rã của chất phóng xạ trên là:
Bài toán
Một khối chất phóng xạ. Trong $t_{1},t_{2}=2t_{1}$ giờ đầu tiên phát ra $n_{2}$ tia phóng xạ. Biết $n_{2}=\dfrac{9}{64}n_{1}$. Chu kì bán rã của chất phóng xạ trên là:
A. $T=\dfrac{t_{1}}{4}$
B. $T=\dfrac{t_{1}}{2}$
C. $T=\dfrac{t_{1}}{3}$
D.$T=\dfrac{t_{1}}{6} $
 
Xem các bình luận trước…
rainmeteror
rainmeteror
Ở trạng thái dừng, nguyên tử:
Bài toán
Ở trạng thái dừng, nguyên tử:
A. Không hấp thụ năng lượng.
B. Không hấp thụ nhưng vẫn có thể bức xạ năng lượng.
C. Không hấp thụ và cũng không bức xạ năng lượng.
D. Vẫn có thể hấp thụ và bức xạ năng lượng.
Câu hỏi này hơi khiến rất nhiều người đơ đơ cho nên, nếu mem nào chọn đáp án thì đề nghị giải thích cho rõ nhé, đừng làm theo cảm tính đấy !!!
 
Xem các bình luận trước…
Bài toán
Ở trạng thái dừng, nguyên tử:
A. Không hấp thụ năng lượng.
B. Không hấp thụ nhưng vẫn có thể bức xạ năng lượng.
C. Không hấp thụ và cũng không bức xạ năng lượng.
D. Vẫn có thể hấp thụ và bức xạ năng lượng.
Câu hỏi này hơi khiến rất nhiều người đơ đơ cho nên, nếu mem nào chọn đáp án thì đề nghị giải thích cho rõ nhé, đừng làm theo cảm tính đấy !!!
Sau đây mình xin trình bày lời giải của câu hỏi trên, nếu có gì không hợp lý thì các bạn cho ý kiến nhé:
  • Trạng thái dừng là trạng thái mà nó tồn tại trong khoảng $10^5-10^6$ s thì phải. Cho nên, dù nó có tồn tại ở thời gian rất ngắn như vậy thì cũng vẫn gọi là tồn tại phải không ạ.
  • Cái điều mà nó không hấp thụ là chuẩn rồi nhé (Vì sgk nó bảo thế mà !)
  • Khi mà nó ở trạng thái dừng đó, chính xác phải là "tại thời điểm đó" thì nó sẽ chỉ chuyển động ở quĩ đạo, cho nên sẽ không bức xạ, sau thời điểm đó thì nó chuyển về trạng thái có mức năng lượng thấp hơn, khi đấy là hết thời điểm trạng thái dừng rồi.
  • Mấu chốt mà mình nghĩ ở câu hỏi này chính là trạng thái dừng, nó tồn tại trong một khoảng thời gian rất ngắn, nên cái quan trọng ở đây chính là mốc thời gian, xét tại thời gian nào !
  • Kết luận lại: Ở trạng thái dừng thì nguyên tử không hấp thụ cũng như không bức xạ!
 
Khi nguyên tử ở trạng thái dừng, nó không bức xạ năng lượng, nhưng có thể hấp thụ năng lượng và chuyển sang trạng thái có mức năng lượng cao hơn.(dịch theo báo khoa học ở ba dòng cuối)
IMG_20170414_201704.jpg
 
Last edited:
Giá trị k là?
Bài toán
Chiếu lần lượt các bức xạ có bước sóng lamda, 2lamda, 3lamda vào catot của tế bào quang điện thì động năng ban đầu cực đại của e la kW 2W W. Giá trị k
A. 3
B. 4
C. 6
D. 5
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:
Xem các bình luận trước…
Lời giải
Ta có 3 phương trình sau:
$\dfrac{hc}{\lambda}=A+kW$ (1)
$\dfrac{hc}{2\lambda}=A+2W$ (2)
$\dfrac{hc}{3\lambda}=A+W$ (3)
Lấy (2) trừ (3) được $\dfrac{hc}{\lambda}=6W$
Từ (2) hoặc (3) suy ra $A=W$
Thay vào (1) suy ra $k=5$.
 

Tài liệu mới

Top