Lượng tử ánh sáng

Ánh sáng có lưỡng tính sóng - hạt

Bài tập Lượng tử ánh sáng

Bài tập Lượng tử ánh sáng
Chủ đề
334
Bài viết
1.2K
Chủ đề
334
Bài viết
1.2K
QuachKha
QuachKha
Cách để tích điện một vật
Cách để tích điện một vật bằng kim loại có vận tốc 900 m/s đúng hơn là một đầu đạn
 
H
highscore
Vận tốc ban đầu của các electron quang điện bị bứt ra khỏi bề mặt kim loại:
Bài toán
Trong hiện tượng quang điện, vận tốc ban đầu của các electron quang điện bị bứt ra khỏi bề mặt kim loại:
A. Có giá trị phụ thuộc vào cường độ của ánh sáng chiếu vào kim loại đó.
B. Có hướng luôn vuông góc với bề mặt kim loại.
C. Có giá trị từ $0$ đến một giá trị cực đại xác định.
D. Có giá trị không phụ thuộc vào bước sóng của ánh sáng chiếu vào kim loại đó.

P/s: Các bạn giải thích chi tiết giúp mình nhé!
 
Đáp án C vì trong sách nâng cao có ghi là
- động năng ban đầu cực đại của e quang điện không phụ thuộc vào cường độ của chùm ánh sáng kích thích mà chỉ phụ thuộc bước sóng của ánh sáng kích thích và bản chất kim loại dùng làm catot
 
Nguyên tắc phát quang của dụng cụ nói trên dựa trên hiện tượng nào?
Bài toán
Tại Philippin có một dự án mang tên "A Liter Of Light" (Một lít ánh sáng). Được sự đồng ý và chuyển giao ý tưởng, Đoàn Thanh niên Đài truyền hình Việt Nam đã áp dụng thành công cho đồng bào huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang trong chương trình tình nguyện hè 2011 mang tên "Ánh sáng xanh cho cộng đồng Việt Nam". Chỉ cần 1 chai bằng nhựa trong suốt, đổ đầy nước tinh khiết có pha thêm dung dịch Clorin, đặt sao cho 1/3 của chai ở phía trên (ngoài) mái nhà, phần còn lại ở dưới mái nhà, ánh sáng mặt trời sẽ được hội tụ, rồi khuếch tán $360^{0}$ và tỏa sáng căn nhà. Ánh sáng được phát ra từ chai nước này lúc mặt trời chiếu sáng nhất có thể tương đương 1 bóng đèn 60W. Nguyên tắc phát sáng của dụng cụ nói trên dựa trên hiện tượng nào?
A. Hiện tượng hóa phát quang
B. Hiện tượng tán sắc ánh sáng
C. Hiện tượng nhiệt phát quang
D. Hiện tượng quang phát quang
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:
T
thanh ngan
Tính vận tốc electron trên quỹ đạo
Bài toán
Trong nguyên tử hidro, tổng của bình phương bán kính quỹ đạo thứ n và bình phương bán kính quỹ đạo thứ (n + 7) bằng bình phương bán kính quỹ đạo thứ (n + 8). Coi chuyển động của electron quanh hạt nhân là chuyển động tròn đều, tốc độ của electron trên quỹ đạo thứ n là bao nhiêu?
 
Xem các bình luận trước…
Gét Đời
Gét Đời
Để tia sáng bị phản xạ toàn phần tại mặt bên thứ hai của lăng kính thì góc tới i1 phải thỏa mãn ĐK
Bài toán
Cho một lăng kính thủy tinh đặt trong không khí với góc chiết quang bằng $60^o$ và chiết suất thủy tinh bằng 1,5. Một tia sáng đi trong mặt phẳng vuông góc với cạnh của lăng kính, qua mặt bên thứ nhất của lăng kính $i_1$. Để tia sáng phản xạ toàn phần tại mặt bên thứ hai của lăng kính thì góc tới $i_1$ phải thỏa mãn điều kiện
A. $i_1$< 35^o 34^'
B. $i_1$> 25^o 34^'
C. $i_1$< 27^o 55^'
D. $i_1$> 27^o 55^'
ai giúp với
 
Bài toán
Cho một lăng kính thủy tinh đặt trong không khí với góc chiết quang bằng $60^o$ và chiết suất thủy tinh bằng 1,5. Một tia sáng đi trong mặt phẳng vuông góc với cạnh của lăng kính, qua mặt bên thứ nhất của lăng kính $i_1$. Để tia sáng phản xạ toàn phần tại mặt bên thứ hai của lăng kính thì góc tới $i_1$ phải thỏa mãn điều kiện
A. $i_1$< 35^o 34^'
B. $i_1$> 25^o 34^'
C. $i_1$< 27^o 55^'
D. $i_1$> 27^o 55^'
ai giúp với
A = $r_1$ + $r_2$
sin $i_1$ = n sin $r_1$
sin $i_2$ = n sin $r_2$
để xảy ra phản xạ toàn phần tại mặt bên thứ 2 → sin $r_2$ > 1/n → $r_{2}$ > 41,8
→ sin $i_1$ = n sin $r_1$ = n sin (A-$r_2$) → $i_1$ < 27,9$^{o}$ = 27$^{o}$54' → C
Xem thêm: vật lí phổ thông lớp 11 chương khúc xạ ánh sáng
 
Last edited:
NTH 52
NTH 52
Các câu lượng tử ánh sáng trong đề thi thử lần 4/2013
Các bạn thảo luận Đăng nhập vào bet365_link bet365 khi bị chặn_hướng dẫn đăng ký bet365 tại đây nhé:
Câu 10: Cho các phát biểu liên quan đến hiện tượng quang điện trong:
1.Giới hạn quang dẫn thuộc miền ánh sáng nhìn thấy.
2.Điện trở của quang điện trở có thể thay đổi từ chục $\Omega$ đến vài $M \Omega$
3.Pin quang điện đạt hiệu suất 20 %.
4. Suất điện động của pin quang điện chỉ nằm trong khoảng 0,5 V đến 0,8 V.
5.Lỗ trống không tham gia vào quá trình dẫn điện.
Số phát biểu đúng là?
A. 2
B.3
C.4

D.1
Câu 24. Cho một chùm electron bắn phá các nguyên tử H ở trạng thái bình thường để kích thích chúng.
Để trong vạch quang phổ của nguyên tử H chỉ xuất hiện một vạch thì năng lượng của electron có thể là?
A.$13,6 eV$
B.$9,6 eV$
C.$11,6 eV$

D.$7,6 eV$
Câu 26: Chiếu một chùm sáng kích thích có bước sóng $0,14 \mu m$ vào kim loại có $\lambda_o=0,42 \mu m$. Người ta hướng chùm hẹp các quang elctron có $v_o=v_{o max}$ vào từ trường đêu có độ lớn $B=0,5 .10^{-3} (T)$ theo phương tạo với vec-tơ cảm ứng từ một góc $30^o$. Đặt thêm điện trường đều sao cho các quang electron này chuyển động thẳng đều thì giá trị của cường độ điện trường?
A.$362,6$ V/m
B.$725,2$ V/m
C.$181,3$ V/m

D.$628,0$ V/m
Câu 30.Để đo khoảng cách Mặt Trăng-Trái Đất, người ta dùng một tia lade phát ra những xung ánh sáng có bước sóng $0,52 \mu m$, chiếu về phía Mặt Trăng. Thời gian kéo dài mỗi xung là $10^{-7} s$ và công suất của chùm lade là $100000$ MW. Số photon chứa trong mỗi xung?
A.$2,62.10^{15}$ hạt
B.$2,62.10^{29}$ hạt
C.$2,62.10^{22}$ hạt

D.$5,2.10^{20}$ hạt
Câu 34.Khi có hiện tượng quang điện xảy ra trong tế bào quang điện, phát biểu nào sau đây là sai?
A.Giữ nguyên cường độ chùm sáng kích thích và kim loại dùng làm catot, giảm tần số của ánh sáng kích thích thì động năng ban đầu cực đại của electron quang điện giảm.
B.Giữ nguyên tần số của chùm ánh sáng kích thích, thay đổi kim loại làm catot thì động năng ban đầu cực đại của electron quang điện giảm.
C. Giữ nguyên cường độ chùm sáng kích thích và kim loại dùng làm catot, giảm bước sóng của ánh sáng kích thích thì động năng ban đầu cực đại của electron quang điện tăng.

D. Giữ nguyên tần số của chùm ánh sáng kích thích và kim loại làm catot, tăng cường độ chùm sáng kích thích thì động năng ban đầu cực đại của electron quang điện tăng.
Câu 39. Sự phát quang
A.có tần số của ánh sáng huỳnh quang lớn hơn tần số của ánh sáng kích thích.
B.Ở một số biển báo giao thông gọi là sự lân quang.
C.Sẽ ngừng ngay sau khi ngừng chiếu vào vật ánh sáng kích thích.

D.Chỉ xảy ra khi vật phát quang ở nhiệt độ tương đối cao.
Câu 49. Khi chiếu lần lượt hai bức xạ có tần số là $f_1; f_2, f_1 < f_2$ vào một quả cầu kim loại đặt cô lập thì đều xảy ra hiện tượng quang điện với điện thế cựcđại của quả cầu là $V_1; V_2$. Nếu chiếu đông thời hai bức xạ trên vào quả cầu này thì điện thế cực đại của nó là?
A.$V_1+V_2$
B.$V_2$
C.$V_1$

D.$|V_1-V_2|$
 
Xem các bình luận trước…
Trả lời:
Chọn D:
Giải thích:
Theo công thức Anh-xtanh:
$$hf=\dfrac{hc}{\lambda}=A +W_{đ max}.$$
1.Với mỗi kim loại thì công thoát A không đổi, nên khi f giảm thì $W_{đ max}$ giảm, nên A đúng.
2.Nếu giữ nguyên f, thay đổi kim loại làm catot, A thay đổi thì $W_{đ max}$ thay đổi.
3.Khi A không đổi, $\lambda $ giảm thì $W_{đ max}$ tăng.
4.Nếu giữ nguyên cả f và A, tăng cường độ ánh sáng kích thích thì $W_{đ max}$ vẫn không đổi.
Chỗ này đề Đăng nhập vào bet365_link bet365 khi bị chặn_hướng dẫn đăng ký bet365 chưa được chắc chắn. $W_{đ max}$ thay đổi nhưng chưa biết giảm hay tăng
 

Tài liệu mới

Top