Lí thuyết Sóng ánh sáng

Lí thuyết Sóng ánh sáng
lvcat
lvcat
Quang phổ của mặt trời thu được trên Trái đất là loại quang phổ nào
Theo SGK vật lí 12 trang 202 - Quang phổ của ÁNH SÁNG TRẮNG do Mặt trời phát ra là quang phổ liên tục. Tuy nhên với câu hỏi "Quang phổ của mặt trời thu được trên Trái đất là loại quang phổ nào." thì em đọc trên mạng có rất nhiều ý kiến trái chiều, mong mọi người cho ý kiến về vấn đề này.
 
Xem các bình luận trước…
Sky Fighter
Sky Fighter
Vị trí vân trung tâm trong giao thoa khe I âng
Câu hỏi
Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng với khe I âng, nếu ta làm cho nguồn $S_1$ (khe 1) sớm pha hơn nguồn $S_2$(khe 2) thì vân trung tâm sẽ:
A. Không thay đổi
B. Sẽ không còn vì không có giao thoa
C. Xê dịch về phía nguồn $S_2$
D. Xê dịch về phía nguồn $S_1$

Mọi người giải thích chi tiết nhé!
 
Câu hỏi
Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng với khe I âng,nếu ta làm cho nguồn $S_1$ (khe 1) sớm pha hơn nguồn $S_2$(khe 2) thì vân trung tâm sẽ:
A. Không thay đổi
B. Sẽ không còn vì không có giao thoa
C. Xê dịch về phía nguồn $S_2$
D. Xê dịch về phía nguồn $S_1$

Mọi người giải thích chi tiết nhé !
Chọn đáp án C
Giải thích chỉ có vẽ hình tính hiệu quãng đường.
Theo sách tham khảo bạn có thể nhớ là vân trung tâm dịch chuyển về phía nguồn "trễ" pha hơn
 
NTH 52
NTH 52
Trên màn ảnh của máy quang phổ, trong vùng nhìn thấy có ?
Bài toán
Cho một chùm sáng trắng đi qua một bình khí hiđrô nung nóng trong nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ của nguồn phát ánh sáng trắng rồi chiếu qua một máy quang phổ. Trên màn ảnh của máy quang phổ, trong vùng nhìn thấy có ?
A. 7 vạch màu
B. 12 vạch đen
C. 4 vạch màu
D. 4 vạch đen
 
Bài toán
Cho một chùm sáng trắng đi qua một bình khí hiđrô nung nóng trong nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ của nguồn phát ánh sáng trắng rồi chiếu qua một máy quang phổ. Trên màn ảnh của máy quang phổ, trong vùng nhìn thấy có ?
A. 7 vạch màu
B. 12 vạch đen
C. 4 vạch màu
D. 4 vạch đen
Trả lời
Mình chọn D. Trong phần lượng tử ánh sáng ta đã biết trong dãy quang phổ vạch phát xạ của hydro có 4 vạch nằm trong vùng ánh sáng nhìn thấy. Vậy trong trường hợp này - quang phổ vạch hấp thụ - thì sẽ có 4 vạch đen trên nền ánh sáng trắng tương ứng với vị trí của 4 vạch sáng trong quang phổ vạch phát xạ
 
NTH 52
NTH 52
Sự phụ thuộc chiết suất vào bước sóng?
Bài toán
Sự phụ thuộc chiết suất vào bước sóng?
A. Chỉ xảy ra với chất rắn
B. Chỉ xảy ra với chất rắn và lỏng
C. Xảy ra với mọi chất rắn, lỏng, khí
D. Là hiện tượng đắc trưng với thủy tinh
 
Cái này nằm trong chương trình nâng cao thì phải :ops: Có cái công thức tính chiết suất của môi trường. Chương trình cơ bản thì chỉ biết chiết suất $n=\dfrac{n_{2}}{n_{1}}$
 
Bài toán
Sự phụ thuộc chiết suất vào bước sóng?
A. Chỉ xảy ra với chất rắn
B. Chỉ xảy ra với chất rắn và lỏng
C. Xảy ra với mọi chất rắn, lỏng, khí
D. Là hiện tượng đắc trưng với thủy tinh
Bài làm:
Ta có công thức liên hệ:
$n=A + \dfrac{B}{\lambda^2}$, với A, B là những hằng số phụ thuộc vào bản chất của môi trường.
Công thức trên đúng cho thủy tinh, nước, và phần lớn các chất khác- chiết suất giảm khi bước sóng tăng.
 
Chọn phương án đúng về năng lượng của ánh sáng
Bài toán: Trong thí nghiệm Y-âng, năng lượng ánh sáng

A. vẫn được bảo toàn, nhưng được phân phối lại, phần bớt ở chỗ vân tối được chuyển sang cho vân sáng.
B. không được bảo toàn vì chỗ vân tối và chỗ vân sáng cộng lại thành bóng tối.
C. không được bảo toàn vì chỗ các vân tối một phần năng lượng ánh sáng mất do nhiễu xạ.
D. không được bảo toàn vì v6an sáng lại nhiều hơn so với khi không có giao thoa.
 
Bài toán: Trong thí nghiệm Y-âng, năng lượng ánh sáng

A. vẫn được bảo toàn, nhưng được phân phối lại, phần bớt ở chỗ vân tối được chuyển sang cho vân sáng.
B. không được bảo toàn vì chỗ vân tối và chỗ vân sáng cộng lại thành bóng tối.
C. không được bảo toàn vì chỗ các vân tối một phần năng lượng ánh sáng mất do nhiễu xạ.
D. không được bảo toàn vì v6an sáng lại nhiều hơn so với khi không có giao thoa.
Chọn đáp án A
Năng lượng chả mất đi đâu được. Thế mà đáp án có mỗi cái bảo toàn.
Là do gặp rồi chứ chả biết giải thích sao :D
 
•One-HicF
•One-HicF
Trong thí nghiệm khe Young
Bài toán
Trong thí nghiệm khe Young về giao thoa sóng ánh sáng, nếu dùng nguồn sáng là loại ánh sáng có màu biến thiên liên tục từ đỏ đến lục thì trên màn có vân tối không?
A. Không bao giờ xuất hiện.
B. Tùy vào khoảng cách 2 khe hẹp mới xuất hiện.
C. Tùy vào môi trường làm thí nghiệm mới xuất hiện.
D. Tùy vào khoảng cách từ mặt phẳng chứa 2 khe đến màn mới xuất hiện khe hẹp mới xuất hiện.
 
Bài toán
Trong thí nghiệm khe Young về giao thoa sóng ánh sáng, nếu dùng nguồn sáng là loại ánh sáng có màu biến thiên liên tục từ đỏ đến lục thì trên màn có vân tối không ?
A. Không bao giờ xuất hiện.
B. Tùy vào khoảng cách 2 khe hẹp mới xuất hiện.
C. Tùy vào môi trường làm thí nghiệm mới xuất hiện.
D. Tùy vào khoảng cách từ mặt phẳng chứa 2 khe đến màn mới xuất hiện khe hẹp mới xuất hiện.
Trả lời
Chọn đáp án A.​
Chỉ cần chọn 2 màu có tỉ lệ bước sóng là phân số gồm 1 số chẵn, 1 số lẻ thì đã không tồn tại vân tối.​
Mà đề cho cả ánh sáng liên tục từ đỏ đến lục thì có vô số nghiệm đó.​
 
Tìm phương án đúng
Bài toán:
Một tấm bìa màu có màu lục, đặt tấm bìa trong buồng tối rồi chiếu vào nó một chùm ánh sáng đỏ, tấm bìa có màu
A. đỏ
B. lục
C. vàng
D. đen
 
Xem các bình luận trước…
Bài toán:
Một tấm bìa màu có màu lục, đặt tấm bìa trong buồng tối rồi chiếu vào nó một chùm ánh sáng đỏ, tấm bìa có màu
A. đỏ
B. lục
C. vàng
D. đen
Tấm bìa màu lục hấp thụ hết các màu trừ màu lục, nên khi chiếu ánh sáng đỏ vào tấm bìa, ánh sáng đỏ bị tấm bìa hấp thụ hết nên tấm bìa không có màu nhưng thực tế không có ánh sáng truyền tới mắt ta nên thấy tấm bìa có màu đen.
Chọn D
 
Tia ló ra khỏi mặt nước như thế nào
Bài toán
Từ không khí người ta chiếu xiên tới mặt trên một tấm thủy tinh nằm ngang (góc tới nhỏ) một chùm tia sáng hẹp song song gồm hai ánh sáng đơn sắc: màu vàng, màu chàm. Khi đó chùm tia ló ra khỏi mặt dưới
A. vẫn chỉ là một chùm sáng hẹp song song.
B. gồm hai chùm tia sáng hẹp là chùm màu vàng và chùm màu chàm song song với nhau nhưng không song song với chùm tới.
C. gồm hai chùm tia sáng hẹp là chùm màu vàng và chùm màu chàm song song với nhau và song song với chùm tới.
D. chỉ là chùm tia màu vàng còn chùm tia màu chàm bị phản xạ toàn phần.
 
Bài toán: Từ không khí người ta chiếu xiên tới mặt trên một tấm thủy tinh nằm ngang (góc tới nhỏ) một chùm tia sáng hẹp song song gồm hai ánh sáng đơn sắc: màu vàng, màu chàm. Khi đó chùm tia ló ra khỏi mặt dưới
A. vẫn chỉ là một chùm sáng hẹp song song.
B. gồm hai chùm tia sáng hẹp là chùm màu vàng và chùm màu chàm song song với nhau nhưng không song song với chùm tới.
C. gồm hai chùm tia sáng hẹp là chùm màu vàng và chùm màu chàm song song với nhau và song song với chùm tới.
D. chỉ là chùm tia màu vàng còn chùm tia màu chàm bị phản xạ toàn phần.
Đề có vấn đề rồi tk ơi. Hiện tượng phải là:"Gồm hai tia sáng(hẹp) màu vàng và chàm, góc lệch của hai tia khác nhau (do khúc xạ)" Chứ không thể song song được.
 
lvcat
lvcat
Tìm phát biểu đúng
Bài toán
Chiếu một tia sáng màu lục từ nước tới mặt phân cách giữa nước và không khí, người ta thấy tia ló đi là là trên mặt phân cách này. Thay tia sáng lục bằng chùm tia sáng song song, hẹp chứa đồng thời 3 ánh sáng đơn sắc vàng, lam, tím và giữa nguyên phương chiếu, tia sáng ra ngoài không khí là
A. Cả 3 tia
B. Tia lam và tia tím
C. Tia vàng
D. Không tia nào cả
 
Xem các bình luận trước…
Lời giải:
Ta có:
•$sini= \dfrac{1}{n} \Rightarrow$ Tia sáng là là trên mặt phân cách.
•$sini < \dfrac{1}{n} \Rightarrow$ Tia sáng khúc xạ ra ngoài.
•$sini > \dfrac{1}{n} \Rightarrow$ Tia sáng bị phản xạ toàn phần
$\Rightarrow \dfrac{1}{n_{vàng}} > \dfrac{1}{n_{lục}}=sini > \dfrac{1}{n_{lam}} > \dfrac{1}{n_{tím}}$.Chọn B
Theo suy luận ở trên thì chỉ có tia vàng ló ra thôi chứ nhỉ
•$sini < \dfrac{1}{n} \Rightarrow$ Tia sáng khúc xạ ra ngoài.
$\Rightarrow \dfrac{1}{n_{vàng}} > \dfrac{1}{n_{lục}}=sini$
 
Bài toán
Chiếu một tia sáng màu lục từ nước tới mặt phân cách giữa nước và không khí, người ta thấy tia ló đi là là trên mặt phân cách này. Thay tia sáng lục bằng chùm tia sáng song song, hẹp chứa đồng thời 3 ánh sáng đơn sắc vàng, lam, tím và giữa nguyên phương chiếu, tia sáng ra ngoài không khí là
A. Cả 3 tia
B. Tia lam và tia tím
C. Tia vàng
D. Không tia nào cả
Đáp án C đúng mà.
Chỉ cần nhớ tia đỏ lệch ít nhất, tia tím lệch nhiều nhất. Suy ra góc lệch của 4 tia:
vàng <><><>
Như vậy chỉ có vàng ra ngoài thôi.
 
NTH 52
NTH 52
Phát biểu nào sau đây là đúng nhất?
Bài toán
Phát biểu nào sau đây là đúng nhất?
A. Một chùm ánh sáng mặt trời hẹp rọi xuống mặt nước trong một bể nước tạo nên ở đáy bể nước một vết sáng có màu trắng dù chiếu xiên hay chiếu vuông góc.
B. Một chùm ánh sáng mặt trời hẹp rọi xuống mặt nước trong một bể nước tạo nên ở đáy bể nước một vết sáng có nhiều màu dù chiếu xiên hay chiếu vuông góc.
C. Một chùm ánh sáng mặt trời hẹp rọi xuống mặt nước trong một bể nước tạo nên ở đáy bể nước một vết sáng có nhiều màu khi chiếu xiên và có màu trắng khi chiếu vuông góc.
D. Một chùm ánh sáng mặt trời hẹp rọi xuống mặt nước trong một bể nước tạo nên ở đáy bể nước một vết sáng có nhiều màu khi chiếu vuông góc và có màu trắng khi chiếu xiên.
 
Xem các bình luận trước…

Tài liệu mới

Top