Lí thuyết Sóng ánh sáng

Lí thuyết Sóng ánh sáng
Hàn Tuấn
Hàn Tuấn
Nếu ta mở rộng hai khe của ống chuẩn trực lên một chút thì
Câu hỏi
Trong máy quang phổ lăng kính, nếu ta mở rộng hai khe của ống chuẩn trực lên một chút thì:
A. Các vạch quang phổ mở rộng ra
B. Các vạch quang phổ không thay đổi
C. Các vạch quang phổ bị thu hẹp lại
D. Các vạch quang phổ bị xê dịch
 
Xem các bình luận trước…
Câu hỏi
Trong máy quang phổ lăng kính, nếu ta mở rộng hai khe của ống chuẩn trực lên một chút thì:
A. Các vạch quang phổ mở rộng ra
B. Các vạch quang phổ không thay đổi
C. Các vạch quang phổ bị thu hẹp lại
D. Các vạch quang phổ bị xê dịch
Theo mình thế này.
Khi mở rộng khe hẹp của ống chuẩn trực thì độ rộng của chùm sáng khi vào ống chuần trực tăng lên tức là các chùm sáng đơn sắc song song khi qua lăng kính cũng có độ rộng tăng lên. Do đó, khi các chùm sáng này tạo ảnh trên buồng ảnh thì độ rộng của các vạch quang phổ bị mở rộng ra.
Chọn A.

Đáp án là A chứ. Đây là đề ĐH Vinh lần 4 mình mới thi về xong. Còn giải thích thế nào thì mình cũng chịu
Bạn có thế post đề ĐH Vinh lên được không? Mình hóng mà trên mạng chưa có. Thanks :)
 
hang49
hang49
Dùng kính lọc sắc có màu xanh thì dòng chữ quan sát được có màu gì?
Bài toán
Một dòng chữ viết bằng phấn trắng trên nền bảng xanh, nếu quan sát dòng chữ qua kính lọc sắc màu xanh cùng màu với bảng thì thấy dòng chữ có màu gì?
A. Đen
B. Trắng
C. Xanh
D. Không thấy dòng chữ
 
Xem các bình luận trước…
Mình nghĩ là D. do khi đó chỉ nhìn thấy được màu xanh nên màu của chữ trùng với màu của bảng.
Đáp án D đúng rồi bạn à
Nhưng vì sao thì mình chưa hiểu lắm, với lại giả sử màu chữ không phải là màu trắng mà là một màu khác ví dụ như đỏ, vàng. .. Thì sao nhỉ
 
Bạn hình dung thế này nhé:
Ta nhìn thấy vật khi có ánh sáng truyền từ vật đến mắt ta. Ví dụ nhìn thấy dòng chữ vàng do có ánh sáng vàng truyền từ vật đến mắt (vật hấp thụ các ánh sáng còn lại và phản xạ ánh sáng màu vàng). Nếu bây giờ dòng chữ có màu vàng mà bạn dùng kính lọc sắc màu xanh để quan sát thì sẽ không có ánh sáng truyền từ vật đến mắt ta nữa (kính lọc sắc màu xanh nó hấp thụ hết các ánh sáng khác màu xanh và chỉ cho mình ánh sáng màu xanh đi qua tức la nó hấp thụ mất ánh sáng màu vàng) do đó ta sẽ thấy dòng chữ có màu đen.
 
Sự phân tích chùm as trắng đi qua lk thành các tia sáng màu là do ?
Bài toán
Chọn phát biểu SAI
Sự phân tích chùm as trắng đi qua lk thành các tia sáng màu là do?
A. Vận tốc của các tia màu trong lăng kính khác nhau
B. Năng lượng của các tia màu khác nhau
C. Tần số sóng các tia màu khác nhau
D. Bước sóng của các tia màu khác nhau
 
T
thaotn5
Chiếu chùm tia laze vào khe F của ống chuẩn trực thì trên buồng ảnh của máy quang phổ ta thu được
Câu hỏi
Chiếu chùm tia laze vào khe F của ống chuẩn trực thì trên buồng ảnh của máy quang phổ ta thu được
A. Quang phổ vạch hấp thụ, chỉ có 1 vạch
B. Quang phổ vạch phát xạ, có nhiều vạch
C. Quang phổ vạch hấp thụ, có nhiều vạch
D. Quang phổ vạch phát xạ, chỉ có 1 vạch
p/s: Có thể giải thích kĩ đáp án giúp mình nhé
 
Tia laze là tia đơn sắc nên ta loại quang phổ vạch liên tục từ đó cũng loại luôn quang phổ vạch hấp thụ, tia laze có tính đơn sắc cao nên chỉ ra một vạch
vậy tia laze chiếu vào ống chuẩn trực thì tại buồng ảnh ta thu được quang phổ vạch phát xạ chỉ có 1 vạch nên đáp án D đó cậu :D
 
T
-Tuấn-
Phát biểu nào sau đây về tia hồng ngoại, tia tử ngoại và tia X là sai?
Bài toán
Phát biểu nào sau đây về tia hồng ngoại, tia tử ngoại và tia X là sai?
A. Chúng thể hiện tính chất hạt khác nhau
B. Chúng có bản chất khác nhau
C. Chúng thể hiện tính chất sóng khác nhau
D. Chúng đều là các bức xạ không nhìn thấy

Mình chọn B, đáp án đúng là A?? ?
 
Xem các bình luận trước…
Một người mặc một chiếc áo màu đỏ khi vào phòng chỉ có ánh sáng tím thì người đó thấy áo của mình mà
Bài toán
Một người mặc một chiếc áo màu đỏ khi vào phòng chỉ có ánh sáng tím thì người đó thấy áo của mình màu :
A. tím
B. đỏ
C. đen
D. trắng
Giải thích rõ dùm luôn..
 
Xem các bình luận trước…
Áo màu đỏ đã hấp thụ hết ánh sáng màu tím rồi đó bạn nên ta thấy nó có màu đen. Đây là sự lọc lựa ánh sáng mà sách đã nói rất rõ :)
 
haninso
haninso
Quan sát hệ vân giao thoa xuất hiện trên màn ta thấy
Bài toán
khảo sát giao thoa qua khe Yang dùng tia laze. Cho chùm laze chiếu thẳng góc đúng vào hệ khe yang trên màn chắn P, đặt màn E cách P khoảng trên 0,8m và điều chỉnh sao cho chùm laze chiếu vào màn và vuông góc với màn E. Quan sát hệ vân giao thoa xuất hiện trên màn ta thấy:
A. độ rộng và độ sáng của các vân trong trường giao thoa đều như nhau
B. vân trung tâm là sáng nhất có bậc càng cao thì độ sáng càng giảm
C. khoảng cách giữa E và P càng lớn thì khoảng vân càng lớn và độ sáng của vân tăng lên
D. các vân sáng phân bố cách đều nhau và có độ sáng như nhau
 
huynhcashin
huynhcashin
Ánh sáng có thể giao thoa qua khe Iâng là vì ánh sáng trước đó đã bị
chinhanh9
chinhanh9
Trên màn giao thoa không tồn tại vị trí mà ở đó?
Câu hỏi
Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, khe S được chiếu sáng đồng thời bởi hai bức xạ trong vùng nhìn thấy có bước sóng $\lambda_1$ và $\lambda_2= 0,8 \lambda_1$. Trên màn giao thoa không tồn tại vị trí mà ở đó:
A. vân sáng của $\lambda_2$ và vân sáng hoặc vân tối của $\lambda_1$
B. vân tối của $\lambda_1$ và vân sáng hoặc vân tối của $\lambda_2$
C. vân sáng của $\lambda_1$ và vân sáng hoặc vân tối của $\lambda_2$
D. vân tối của $\lambda_2$ và vân sáng hoặc vân tối của $\lambda_1$
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:
Câu hỏi
Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, khe S được chiếu sáng đồng thời bởi hai bức xạ trong vùng nhìn thấy có bước sóng $\lambda_1$ và $\lambda_2= 0,8 \lambda_1$. Trên màn giao thoa không tồn tại vị trí mà ở đó:
A. vân sáng của $\lambda_2$ và vân sáng hoặc vân tối của $\lambda_1$
B. vân tối của $\lambda_1$ và vân sáng hoặc vân tối của $\lambda_2$
C. vân sáng của $\lambda_1$ và vân sáng hoặc vân tối của $\lambda_2$
D. vân tối của $\lambda_2$ và vân sáng hoặc vân tối của $\lambda_1$
Lời giải

Vị trí 2 vân sáng trùng nhau: $k_1\lambda_1=k_2\lambda_2$ $\Rightarrow$ $k_1=\dfrac{4}{5}k_2$ . Dễ dàng thấy $k_2=5$ , $k_1=4$ Vậy là không thể chọn đáp án A và C
Vị trí vân tối 2 trùng sáng 1: $k_1\lambda_1=\left(k_2+0,5\right)\lambda_2$ $\Rightarrow$ $k_1=\dfrac{4}{5}\left(k_2+0,5\right)=\dfrac{4k_2+2}{5}$ Nhận thấy $k_2=7$ thỏa mãn Vậy là không thể chọn đáp án D.$\Rightarrow$ đáp án đúng là đáp án B

Hoặc chúng ta có thể làm cách 2 như sau:
Sự trùng nhau của 2 vân tối: $\left(k_1+0,5\right)\lambda_1=\left(k_2+0,5\right)\lambda_2$ $\Rightarrow$ $\left(k_1+0,5\right)=\dfrac{4}{5}\left(k_2+0,5\right)$ $\Rightarrow$ $k_1=\dfrac{8k_2-1}{10}$ Nhận thấy 8$k_2$ là số chẵn thì - 1 sẽ là số lẻ nên không thể chia hết cho 10 Do đó đáp án chỉ có thể là B hoặc D
Sự trùng nhau của tối 1 với vân sáng 2: $\left(k_1+0,5\right)\lambda_1=k_2\lambda_2$ $\Rightarrow$ $\left(k_1+0,5\right)=\dfrac{4}{5}k_2$ $\Rightarrow$ $k_1=\dfrac{8k_2-5}{10}$ Nhận thấy 8$k_2$ chẵn thì khi -5 sẽ là lẻ thì khổng thể chia hết cho 10. Vậy đáp án đúng là đáp án B
 
Tìm phát biểu đúng về ánh sáng đơn sắc
Bài toán
Tìm phát biểu đúng về ánh sáng đơn sắc.
A. Đối với môi trường trong suốt khác nhau; ánh sáng đơn sắc luôn có cùng bước sóng.
B. Đối với ánh sáng đơn sắc, góc lệch của tia sáng đối với các lăng kính khác nhau đều có cùng giá trị.
C. Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng không bị lệch đường truyền khi đi qua lăng kính.
D. Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng không bị tách màu khi đi qua lăng kính.
 
Bài toán
Tìm phát biểu đúng về ánh sáng đơn sắc.
A. Đối với môi trường trong suốt khác nhau; ánh sáng đơn sắc luôn có cùng bước sóng.
B. Đối với ánh sáng đơn sắc, góc lệch của tia sáng đối với các lăng kính khác nhau đều có cùng giá trị.
C. Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng không bị lệch đường truyền khi đi qua lăng kính.
D. Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng không bị tách màu khi đi qua lăng kính.
D. :)
 
A. Chỉ T và f không đổi còn landa và v thì khác nhau trong chiết suất mt khác nhau.
B. . . . ''không cùng giá trị'' mơi đúng
C. có bị lệch
D. màu sắc vẫn giữ nguyên.


Vậy chọn D
 

Tài liệu mới

Top