Bài tập Sóng ánh sáng

Bài tập Sóng ánh sáng
D
dan_dhv
Thực hiện giao thoa ánh sáng với hai bức xạ ...
Bài toán :
Thực hiện giao thoa ánh sáng với hai bức xạ thấy được có bước sóng ${\lambda }_{1}=0,64\mu m;{\lambda }_{2}$. Trên màn hứng các vân giao thoa, giữa hai vân gần nhất cùng màu với vân sáng trung tâm đếm được $11$ vân sáng, trong đó số vân của bức xạ ${\lambda }_{1}$ và của bức xạ ${\lambda }_{2}$ lệch nhau $3$ vân , bước sóng ${\lambda }_{2}$ có giá trị là :
A. $0,4 \mu m. $
B. $0,45 \mu m.$
C. $0,72 \mu m.$
D. $0,54 \mu m$
 
dan_dhv đã viết:
Bài toán :

Thực hiện giao thoa ánh sáng với hai bức xạ thấy được có bước sóng ${\lambda }_{1}=0,64\mu m;{\lambda }_{2}$. Trên màn hứng các vân giao thoa, giữa hai vân gần nhất cùng màu với vân sáng trung tâm đếm được $11$ vân sáng, trong đó số vân của bức xạ ${\lambda }_{1}$ và của bức xạ ${\lambda }_{2}$ lệch nhau $3$ vân , bước sóng ${\lambda }_{2}$ có giá trị là :
$A. 0,4 \mu m. $
$B. 0,45 \mu m.$
$C. 0,72 \mu m.$
$D. 0,54 \mu m$
Lời giải:
Gọi số vân sáng trong khoảng giữa 2 vân cùng màu với vân trung tâm của 2 bức xạ là $ k_{1}, k_{2}$
Trên màn hứng các vân giao thoa, giữa hai vân gần nhất cùng màu với vân sáng trung tâm đếm được $11$ vân sáng, trong đó số vân của bức xạ ${\lambda }_{1}$ và của bức xạ ${\lambda }_{2}$ lệch nhau $3$ vân. Sẽ có 2 trường hợp thoả mãn là:
TH1:
$$ \begin{cases} k_{1}+k_{2}=11 \\ k_{1}-k_{2}=3 \end{cases} \Rightarrow k_{1}=7, k_{2}=4$ $:
Dễ suy ra $ 8\lambda_{1}=5\lambda_{2} \Rightarrow \lambda_{2}=1,024$ (loại)
TH2:
$$ \begin{cases} k_{1}+k_{2}=11 \\ k_{2}-k_{1}=3 \end{cases} \Rightarrow k_{2}=7, k_{1}=4$ $:
Dễ suy ra $ 5\lambda_{1}=8\lambda_{2} \Rightarrow \lambda_{2}=0,4 \Rightarrow A$
Mình đang bận tí. Bạn nào sửa mình với.
 
Trong thí nghiệm giao thoa I-Yang về giao thoa ánh sáng. Cho khoảng cách 2 khe là $1mm$, từ 2 khe đế
Bài toán
Trong thí nghiệm giao thoa I-Yang về giao thoa ánh sáng. Cho khoảng cách 2 khe là $1mm$, từ 2 khe đến màn là $1m$. Ta chiếu vào 2 khe đồng thời 2 bức xạ $ \lambda_{1}=0,5 \mu m$ và $ \lambda_{2}$ .Trên bề rộng $ L=3mm$ người ta quan sát được có tất cả 9 cực đại của cả 2 bức xạ trong đó có 3 bức xạ trùng nhau, hai trong số đó ở 2 đầu, $\lambda_{2} =$:
A. $ 0,5 \mu m$
B. $ 0,6 \mu m$
C. $ 0,7 \mu m$
D. $ 0,75 \mu m$
 
Re: Trong thí nghiệm giao thoa I-Yang về giao thoa ánh sáng. Cho khoảng cách 2 khe là $1mm$, từ 2 khe đến màn là $1m$. Ta c

levietnghials đã viết:
Bài toán:.
Trong thí nghiệm giao thoa I-Yang về giao thoa ánh sáng. Cho khoảng cách 2 khe là $1mm$, từ 2 khe đến màn là $1m$. Ta chiếu vào 2 khe đồng thời 2 bức xạ $ \lambda_{1}=0,5 \mu m$ và $ \lambda_{2}$ .Trên bề rộng $ L=3mm$ người ta quan sát được có tất cả 9 cực đại của cả 2 bức xạ trong đó có 3 bức xạ trùng nhau, hai trong số đó ở 2 đầu, $\lambda_{2} =$:
A. $ 0,5 \mu m$
B. $ 0,6 \mu m$
C. $ 0,7 \mu m$
D. $ 0,75 \mu m$
Lời giải:
Ta có : ${i}_{1}=\dfrac{\lambda D}{a}=0,5mm;$
Do có 3 vân trùng và ở hai đầu nên có tất cả 12 vân sáng của 2 bức xạ.
Số vân sáng ứng với ${\lambda }_{1}$: $N=\dfrac{L}{i}+1=7$
Suy ra số vân sáng ứng với ${\lambda }_{2}=12-7=5$.
Suy ra ${i}_{2}= \dfrac{L}{N-1}=0,75\Rightarrow {\lambda }_{2}=\dfrac{ai}{D}=0,75\mu m$
Chọn $D$
 
lvcat
lvcat
Tìm độ dịch chuyển hệ vân giao thoa khi đặt một bản mặt song song trước một khe sáng.
Bài toán: Trong thí nghiệm Young, ta có các giá trị a, D là cố định. Đặt ngay sau một trong hai khe 1 bản mặt song song có độ dày e và chiết suất n. Xác định công thức tính độ dịch chuyển hệ vân giao thoa theo a, D, e,n
 
Xem các bình luận trước…
Cái này thì cũng chẳng cần nhớ làm gì cho mệt não^_^
Giả sử bản mặt đặt ở khe S1, M là vân trên màn
Do bản mặt đặt ở S1 nên quang trình sẽ thay đổi:$$S_{1M}=(d_1-e)+ne$$
Suy được vị trí vân sáng:
$$x=\dfrac{k\lambda.D}{a}+\dfrac{De(n-1)}{a}$$
Vậy hệ vân dịch chuyển về phía có bản mặt 1 đoạn $$\Delta_x=\dfrac{De(n-1)}{a}$$
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:
lvcat
lvcat
Tìm khoảng vân và số vân sáng quan sát được trên màn.
Bài toán:
Trong một thí nghiêm giao thoa ánh sắp, người ta ghép 2 lăng kính có góc chiết quang $A=A'= 1^0$ và $n=n_1=1,5$,, BC là đáy chung của 2 lăng kính. Đặt trước 2 lăng kính một nguồn sáng S, S nằm trên mặt phẳng chứa đáy BC. Gọi $S_1,S_2$ là ảnh tạo bới S qua 2 lăng kính nằm trên đường thẳng xy quá S và vuông góc với đáy chung BC của 2 lăng kính.
a) Tìm $S_1S_2$
b) Đặt sau 2 lăng kính màn e vuông góc với đáy BC và cắt (SBC) tại O. Biết $SO=2,6 m, SB=0,5 m$. Ánh sáng đơn sắc ở S có $\lambda =2,5 \mu m$. Tìm i và số vân sáng trên màn e
 
C
consong
Góc tạo bởi tia màu đỏ và tia màu tím sau khi ló ra khỏi mặt bên của lăng kính
Bài toán
Một lăng kính thủy tinh có góc chiết quang $\ A=6^0$, đặt trong không khí. Chiết suất của lăng kính đối với ánh sáng đỏ và tím lần lượt là $\ 1,64$ và $\ 1,68$. Chiếu một chùm tia sáng song song, hẹp gồm hai bức xạ đỏ và tím nói trên vào mặt bên của lăng kính theo phương vuông góc với mặt này. Góc tạo bởi tia màu đỏ và tia màu tím sau khi ló ra khỏi mặt bên còn lại của lăng kính bằng
A. $\ 1,16^0$
B. $\ 0,36^0$
C. $\ 0,24^0$
D. $\ 0,12^0$
 
Bài làm : Đáp án C
Vì góc A nhỏ nên ta có
\[
\begin{array}{l}
D_d = (n_d - 1)A, \\
D_t = (n_t - 1)A \\
\Leftrightarrow D = D_d - D_t = \left| {(n_d - n_t )} \right|A \\
\Leftrightarrow D = (1.68 - 16.4) \times \dfrac{6}{{180}} = \dfrac{1}{{750}}(rad) = 0,24^\circ \\
\end{array}
\]
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:
T
Tàn
[Hsg Thanh Hóa 2012] Xác định khoảng vân trong giao thoa ánh sáng.
Bài toán :
Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, thực hiện đồng thời với hai bức xạ đơn sắc có bước sóng $\lambda_1 $ và $\lambda_2 $ , các khoảng vân tương ứng thu được trên màn quan sát là $i_1= 0,48(mm)$ và $i_2$. Hai điểm điểm $A, B$ trên màn quan sát cách nhau $34,56(mm)$ và $AB$ vuông góc với các vân giao thoa. Biết $A$ và $B$ là hai vị trí mà cả hai hệ vân đều cho vân sáng tại đó. Trên đoạn $AB$ quan sát được $109$ vân sáng trong đó có $19$ vân sáng cùng màu với vân sáng trung tâm. Tìm $i_2$.
A. $0,64 mm$.
B. $0,46 mm$.
C. $0,72 mm$.
D. $0,27 mm$.
 
Bài làm : Số vân sáng của bức xạ$\lambda_2$ trong vùng AB :$N_2$ = $\dfrac {AB}{i_2}$ + 1
Số vân sáng của bức xạ$\lambda_1$ trong vùng AB :$N_1$ = $\dfrac {AB}{i_1}$ + 1
Số vân trùng của 2 hệ vân: N = N[sub]1[/sub] + N[sub]2[/sub] - Số vạch sáng quan sát được
Hay 19 =$\dfrac {34,56. 10^ {-3 }}{0,48. 10^ -3}$ + $\dfrac {34,56. 10^ {-3 }}{i_2}$ -107
=> $i_2$ = 0,64 mm
 
JQADHD đã viết:
Bài làm : Số vân sáng của bức xạ$\lambda_2$ trong vùng AB :$N_2$ = $\dfrac {AB}{i_2}$ + 1
Số vân sáng của bức xạ$\lambda_1$ trong vùng AB :$N_1$ = $\dfrac {AB}{i_1}$ + 1
Số vân trùng của 2 hệ vân: N = N[sub]1[/sub] + N[sub]2[/sub] - Số vạch sáng quan sát được
Hay 19 =$\dfrac {34,56. 10^ {-3 }}{0,48. 10^ -3}$ + $\dfrac {34,56. 10^ {-3 }}{i_2}$ -107
=> $i_2$ = 0,64 mm
Bài làm của bạn sẽ rất là hoán chỉnh nếu như bạn có tiêu mục "Bài giải "cho Đăng nhập vào bet365_link bet365 khi bị chặn_hướng dẫn đăng ký bet365 giả của mình, lần sau bạn chú ý tí để cho Đăng nhập vào bet365_link bet365 khi bị chặn_hướng dẫn đăng ký bet365 làm của mình chuẩn hơn nhé.
 
Bán kính r nhỏ nhất của quả cầu để sau khi đặt người ta thấy được vân tối tại O?
Bài toán:
Trong thí nghiệm Ashley Young về giao thoa ánh sáng người ta dùng ánh sáng đơn sắc có bước sóng $\lambda =0,5\mu m.$ Hệ vân quan sát được trên 1 màn ảnh đối xứng qua vị trí O trên màn. Một quả cầu thủy tinh có bán kính r, chiết suất n=1,5 chắn trước khe sáng $S_1$ sao cho tâm của quả cầu nằm trên đường nối $S_1$ và O. Bán kính r nhỏ nhất của quả cầu để sau khi đặt nó người ta thấy được vân tối tại O là.
A. $0,125\mu m$
B. $0,25\mu m$
C. $0,5\mu m$
D. $1\mu m$
B
 
Số vân sáng quan sát được khi chiếu đồng thời 3 bức xạ
Bài 1: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, khe hẹp S phát ra đồng thời ba bức xạ đơn sắc có bước sóng là $\lambda_1 = 0,42\mu m , \lambda_2 = 0,56\mu m , \lambda_3 = 0,63\mu m $ . Trên màn, trong khoảng giữa hai vân sáng liên tiếp có màu giống màu vân trung tâm, nếu hai vân sáng của hai bức xạ trùng nhau ta chỉ tính là một vân sáng thì số vân sáng quan sát được là ?
A. 23
B. 21
C. 26
D. 27
Bài 2: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, nguồn S phát ra ba ánh sáng đơn sắc: $\lambda_1 = 0,42 \mu m$ (màu tím); $\lambda_2 = 0,56\mu m$ (màu lục); $\lambda_3 = 0,7\mu m$ (màu đỏ). Giữa hai vân sáng liên tiếp có màu giống như màu của vân trung tâm có $14$ vân màu lục. Số vân tím và vân đỏ nằm giữa hai vân sáng liên tiếp kể trên là ?
A. 19 vân tím; 11 vân đỏ
B. 18 vân tím; 12 vân đỏ
C. 20 vân tím; 12 vân đỏ
D. 20 vân tím; 11 vân đỏ
 
hohoangviet đã viết:
Bài 1: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, khe hẹp S phát ra đồng thời ba bức xạ đơn sắc có bước sóng là $\lambda_1 = 0,42\mu m , \lambda_2 = 0,56\mu m , \lambda_3 = 0,63\mu m $ . Trên màn, trong khoảng giữa hai vân sáng liên tiếp có màu giống màu vân trung tâm, nếu hai vân sáng của hai bức xạ trùng nhau ta chỉ tính là một vân sáng thì số vân sáng quan sát được là ?
A. 23
B. 21
C. 26
D. 27
Chọn $\dfrac{D}{a}=1$
Khi đó $i= \lambda $
Khoảng cách ngắn nhất giữa 2 vân trùng màu vân trung tâm sẽ là : $5,04$ (BCNN)
$\to $ trong khoảng này có $\dfrac{5,04}{0,42}-1=11$ vân của $\lambda_1$ , 8 vân của $\lambda_2$ và 7 vân của $\lambda_3$
Tức thực tế có 26 vân trong khoảng này
Trong khoảng này có 2 vân trùng của $\lambda_1$ và $\lambda_2$
3 vân trùng của (1) và (3)
Không có vân trùng (2) (3) trong khoảng này
Vậy số vân sáng quan sát được sẽ là : $26-2-3=21$ vân
hohoangviet đã viết:
Bài 2: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, nguồn S phát ra ba ánh sáng đơn sắc: $\lambda_1 = 0,42 \mu m$ (màu tím); $\lambda_2 = 0,56\mu m$ (màu lục); $\lambda_3 = 0,7\mu m$ (màu đỏ). Giữa hai vân sáng liên tiếp có màu giống như màu của vân trung tâm có $14$ vân màu lục. Số vân tím và vân đỏ nằm giữa hai vân sáng liên tiếp kể trên là ?
A. 19 vân tím; 11 vân đỏ
B. 18 vân tím; 12 vân đỏ
C. 20 vân tím; 12 vân đỏ
D. 20 vân tím; 11 vân đỏ
Làm lương tự cách ở Đăng nhập vào bet365_link bet365 khi bị chặn_hướng dẫn đăng ký bet365 1
Chọn $\dfrac{D}{a}=1$
Khi đó $i= \lambda $
Khi đó khoảng cách giữa 2 vân sáng liên tiếp cùng màu vân trung tâm sẽ là 8,4 (BCNN)
Khi đó có $8,\dfrac{4}{0},42 -1 = 19$ vân tím
$8,\dfrac{4}{0},56-1=14$ vân lục
$8,\dfrac{4}{0},7-1=11$ vân đỏ
 
Câu 2: Vị trí trùng nhau khi $ k_{1}.\lambda_{1}=k_{2}.\lambda_{2}=k_{3}.\lambda_{3}$
Vì có 14 vân lục tính cả 2 vân trùng liên tiếp thì có 15 khoảng vân nên $ k_{2}=15$ nên đáp án: A
 
Tìm độ dày của bản mặt song song để hai chùm bức xạ tách rời nhau
Bài toán
Một bản hai mặt song song có độ dày là l làm bằng thủy tinh. Một chùm sáng song song là một chùm sáng trắng có bước sóng từ 380nm đến 750nm, có độ rộng a = 0,5 cm tới mặt bên của bản dưới góc tới 30 độ . Biết chiết suất của tia tím và tia đỏ lần lượt là 1,606 và 1,627. Để hai chùm bức xạ sau khi ra khỏi bản hoàn toàn tách rời nhau thì độ dày l có giá trị bằng bao nhiêu?
A. 113,6cm
B. 234,2cm
C. 96,8cm
D. 124,2cm
 

Tài liệu mới

Top