Bài tập Sóng ánh sáng

Bài tập Sóng ánh sáng
K
kler2309
Lập công thức xác định vị trí trùng nhau của các vân tối của hai bức xạ trên màn
Bài toán
Trong thí nghiệm giao thoa Y-âng, thực hiện đồng thời với hai ánh sáng đơn sắc khoảng vân giao thoa lần lượt là 0,20 mm và 0,15 mm. Lập công thức xác định vị trí trùng nhau của các vân tối của hai bức xạ trên màn (n là số nguyên).
A. x=0,6n+0,3mm
B. x=0,8n+0,3mm
C. x=1,05n+0,525mm
D. x=0,6n mm
 
Bibubo225
Bibubo225
Lập công thức xác định vị trí trùng nhau của các vân tối của hai bức xạ trên màn
Bài toán
Trong thí nghiệm giao thoa Iâng, thực hiện đồng thời với hai ánh sáng đơn sắc khoảng vân giao thoa lần lượt là 0,21mm và 0,15mm. Lập công thức xác định vị trí trùng nhau của các vân tối của hai bức xạ trên màn (n là số nguyên).
A. x = 1,2n + 3,375 (mm).
B. x = 1,05n + 4,375 (mm).
C. x = 1,05n + 0,525 (mm).
D. x = 3,2n (mm)
 
Xem các bình luận trước…
2 vân tối trùng nhau khi $x_1=x_2$ suy ra
$\left({{k_1} + \dfrac{1}{2}} \right){i_1} = \left({{k_2} + \dfrac{1}{2}} \right){i_2} \Rightarrow \dfrac{{2{k_1} + 1}}{{2{k_2} + 1}} = \dfrac{{{i_2}}}{{{i_1}}} = \dfrac{{0,15}}{{0,21}} = \dfrac{5}{7}$
$\Rightarrow 2{k_1} + 1 = 5(2n + 1)$
$\Rightarrow {x_ \equiv } = 5(2n + 1) \cdot \dfrac{{{i_1}}}{2} = 5(2n + 1) \cdot \dfrac{{0,21}}{2} = 1,05n + 0,525$
 
Trừ 2 vạch sáng tại 2 điểm M,N thì trong đoạn MN có số vạch sáng là
Bài toán
Trong thí nghiệm về giao thoa ánh sáng, chiếu đồng thời vào 2 khe hai bức xạ có bước sóng $\lambda_1=0,42\mu m,\lambda_2=0,525 \mu m$. Hệ thống vân giao thoa được thu trên màn, tại điểm M trên màn là vân sáng bậc 4 của bức xạ $\lambda_2$ và điểm N là vân sáng bậc 10 của bức xạ $\lambda_1$
Biết M và N nằm cùng một phía với vân sáng trung tâm. Trừ 2 vạch sáng tại 2 điểm M, N thì trong đoạn MN có số vạch sáng là :
A.10 vạch sáng
B.9 vạch sáng
C.8 vạch sáng
D.7 vạch sáng
 
Xem các bình luận trước…
Bài toán
Trong thí nghiệm về giao thoa ánh sáng,chiếu đồng thời vào 2 khe hai bức xạ có bước sóng $\lambda_1=0,42\mu m,\lambda_2=0,525 \mu m$.Hệ thống vân giao thoa được thu trên màn,tại điểm M trên màn là vân sáng bậc 4 của bức xạ $\lambda_2$ và điểm N là vân sáng bậc 10 của bức xạ $\lambda_1$
Biết M và N nằm cùng một phía với vân sáng trung tâm.Trừ 2 vạch sáng tại 2 điểm M,N thì trong đoạn MN có số vạch sáng là :
A.10 vạch sáng
B.9 vạch sáng
C.8 vạch sáng
D.7 vạch sáng
Ta có : $\dfrac{\lambda _{1}}{\lambda 2}=\dfrac{4}{5}\Leftrightarrow 5\lambda _{1}=4\lambda _{2}$ hay $10\lambda _{1}=8\lambda _{2}$
Cho nên tại điểm M có vân sáng bậc 4 của $\lambda_2$ trùng với vân sáng bậc 5 của $\lambda_1$. Và tại N là vân sáng bậc 10 của $\lambda_1$ trùng với bức xạ bậc 8 của $\lambda_2$
Vậy 2 đầu M, N là vị trí của 2 vân trùng liên tiếp của 2 bức xạ, giữa MN có vân sáng bậc { 5, 6, 7} của bức xạ $\lambda_2$ và có vân sáng bậc {6, 7, 8, 9} của bác xạ $\lambda_1$. Vậy ở trong đoạn MN có 3+4=7 vân sáng ( không vân sáng ở M và N)
Đáp án D.
 
BackSpace
BackSpace
Hệ thức liên hệ giữa chiết suất của thấu kính phân kỳ đối với ánh sáng tím và ánh sáng đỏ là
Bài toán
Cho một thấu kính hội tụ có hai mặt lồi giổng nhau bán kính 10cm, chiết suất của thuỷ tinh làm thấu kính đối với tia đỏ và tia tím lần lượt là 1, 60 và 1, 69. Để cho tiêu điểm ứng với các tia màu tím trùng với tiêu điểm ứng với các tia màu đỏ người ta ghép sát với thấu kính hội tụ nói trên một thấu kính phân kỳ có hai mặt giống nhau và cùng có bán kính là 10cm, nhưng thấu kính phân kỳ này làm bằng một loại thủy tinh khác. Hệ thức liên hệ giữa chiết suất của thấu kính phân kỳ đối với ánh sáng tím và ánh sáng đỏ là :
A. nt = nđ + 0, 09
B. nđ = nt + 0, 09
C. nđ = nt - 0, 09
D. nt = nđ + 0, 9
 
Hoặc ở đây cũng có giải rồi nè:
 
Tìm chiết suất của lăng kính
Bài toán
Chiếu một chùm sáng trắng song song, hẹp coi như một tia sáng vuông góc với một màn ảnh E tại điểm O. Sau đó chắn chùm tia sáng bằng một lăng kính có tiết diện thẳng là một tam giác cân ABC, với góc chiết quang A=30. Mặt AB của lăng kính song song với màn ảnh và cách màn ảnh 2m. Điểm tới nằm trên mặt AB rất gần A. Tia sáng bị lệch về phía đáy lăng kính và tách thành một giải cầu vồng. Khoảng cách từ bờ đỏ đến điểm O là 80cm, từ bờ đỏ tới bờ tím là 10cm.
1, Tính chiết suất của lăng kính đối với tia tím và tia đỏ.
2, Biết bước sóng của tia tím là 0,4 micromet, tia đỏ là 0,75 micromet và chiết suất của một chất trong suốt biến thiên theo bước sóng theo hàm số n= Ao+Bo/$\lambda$^2. Trong đó A, B là hằng số phụ thuộc vào bản chất của môi trường chiết quang. Tính Ao và Bo
 
Xem các bình luận trước…
minhtangv
minhtangv
Thí nghiệm giao thoa 2 ánh sáng đơn sắc
Bài toán
Trong thí nghiệm giao thoa Y-âng, thực hiện đồng thời với hai ánh sáng đơn sắc. Khoảng vân giao thoa trên màn lần lượt là $i_1=0,8$mm và $i_2=0,6$mm. Biết bề rộng truờng giao thoa là $9,6$mm. Trên trường giao thoa, số vị trí mà vân sáng hệ 2 trùng với vân tối hệ 1 là:
A. 6.
B. 5.
C. 3.
D. 4
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:
Xem các bình luận trước…
$\left(2k_{1}-1\right)\dfrac{i_{1}}{2}=k_{2}i_{2}$
$\Rightarrow \dfrac{2k_{1}-1}{k_{2}}=\dfrac{3}{2}$. Chọn $k_{1}=k_{2}=2$
Vị trí trùng nhau đầu tiên là 1,2mm, các vị trí 2,4mm và 4,8mm là vân sáng của hệ 1
Suy ra trên bề rộng có D. 4 vị trí trùng nhau
Phải là 2k1+1 chứ ta?
 
2k-1 hay 2k+1 đề được hết nhé. Lấy dấu cộng k chạy từ 0, dấu trừ k chạy từ 1
 
ShiroPin
ShiroPin
Trên đoạn MN=30mm có bao nhiêu vân tối của bức xạ $\lambda_2$ trùng với vân sáng $\lambda_1$
Bài toán
Trong thí nghiệm I-âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe a=2mm, khoảng cách từ hai khe đến màn D= 2m. Nguồn S phát ra đồng thời hai bức xạ có bước sóng $\lambda_1 = 0,5\mu m$ và $\lambda_2 = 0,4\mu m$ Trên đoạn MN=30mm (M và N ở cùng một bên với vân sáng trung tâm O và OM=5,5mm) có bao nhiêu vân tối bức xạ $\lambda_2$ trùng với vân sáng của bức xạ $\lambda_1$
A. 15
B. 7
C. 14
D. 9
 
Xem các bình luận trước…
$i_1$ = 0,5 (mm)
$i_2$ = 0,4 (mm)
$\dfrac{k_1}{2k_2+1}=\dfrac{\lambda_2}{2\lambda_1}=\dfrac{2}{5}$

$\Rightarrow$ $ k_1$ = 2(2n+1)
$\Rightarrow$ x =$ i_1$ $ k_1$
Mà $5.5mm < x < 5.5 +30=35.5$
Nên $2.25 < n < 17.25$
Vì vậy nên có 15 giá trị của n
P/S:Nhớ xóa bỏ định dạng bạn nhé.
Tôi đã sửa lại cho bạn,
HBD.
 
tritanngo99
tritanngo99
Khoảng cách từ vân tối thứ $2$ đến vân sáng bậc $5$ là:
Bài toán
Thực hiện giao thoa ánh sáng trong không khí với ánh sáng đơn sắc có khoảng vân $i=1\text{mm}$, người ta đo được khoảng cách từ vân tối thứ $2$ đến vân sáng bậc $5$ là:
A. $x=2,5\text{mm}$
B. $x=3,5\text{mm}$
C. $x=4,5\text{mm}$
D. $x=2\text{mm}$
 
Xem các bình luận trước…
Tối k → $x'_k=(k-0,5)i$
Sáng k → $x_k=ki$
Khoảng cách cùng phía: $\Delta x = |x_k - x'_k| $
Khoảng cách khác phía: $\Delta x = |x_k + x'_k| $
áp dụng vào Đăng nhập vào bet365_link bet365 khi bị chặn_hướng dẫn đăng ký bet365 toán trên: $\Delta x = 5i - 1,5i = 3,5i = 3,5mm$
 
Khoảng cách nhỏ nhất và lớn nhất giữa 2 vân sáng
Bài toán
Trong thí nghiệm I-âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe là a = 1mm, từ hai khe đến màn hứng là D = 2m, nguồn sáng gồm hai bức xạ đơn sắc $\lambda _{1}=0,6\mu$ m và $\lambda _{2}=0, 5\mu $m ,nếu hai vân sáng của hai bức xạ trùng nhau ta chỉ tính là một vân sáng. Khoảng cách nhỏ nhất và lớn nhất giữa hai vân sáng liên tiếp trên màn là:
A. 1 mmvà1,2 mm
B. 0,2 mmvà0,6 mm.
C. 0,1 mmvà0,8 mm.
D. 0,2 mmvà1mm.
Đã sửa lại, bạn này không được cho đáp án xanh như thế.
Nháy nút BT nhé.
SMOD HBD.
 
Bài toán
Trong thí nghiệm I-âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe là a = 1mm, từ hai khe đến màn hứng là D = 2m, nguồn sáng gồm hai bức xạ đơn sắc $\lambda _{1}=0,6\mu$ m và $\lambda _{2}=0, 5\mu $m ,nếu hai vân sáng của hai bức xạ trùng nhau ta chỉ tính là một vân sáng. Khoảng cách nhỏ nhất và lớn nhất giữa hai vân sáng liên tiếp trên màn là:
A. 1 mmvà1,2 mm
B. 0,2 mmvà0,6 mm.
C. 0,1 mmvà0,8 mm.
D. 0,2 mmvà1mm.
Đã sửa lại, bạn này không được cho đáp án xanh như thế.
Nháy nút BT nhé.
SMOD HBD.
Lời giải:
Ta tính được: $i_1=1,2mm; i_2=1mm$
Xét các vân sáng nằm cùng phía bên phải so với vân trung tâm.
Nhận xét: Ta thấy các vân sáng cùng bậc của bức xạ một luôn nằm xa vân trung tâm hơn bức xạ hai. Bậc của vân sáng càng cao thì khoảng cách hai vân sáng cùng bậc này càng lớn, lớn dần cho đến khi vân sáng bậc 5 của bức xạ một trùng với vân sáng bậc 6 của bức xạ hai(là vị trí trùng nhau đầu tiên của hai vân sáng)
  • Khoảng cách nhỏ nhất giữa hai vân sáng trên màn là khoảng cách giữa hai vân sáng bậc 1 của hai bức xạ
$$\Delta _{min}=i_1-i_2=0,2mm.$$
  • Khoảng cách lớn nhất giữa hai vân sáng trung tâm trên màn là khoảng cách giữa vân sáng bậc k của bức xạ một và vân sáng bậc k+1 của bức xạ hai
$$\Delta _{max}=\left(k+1\right)i_2-ki_1=i_2-k\left(i_1-i_2\right).$$
Đạt max khi k=0
$$\Rightarrow \Delta _{max}=i_2=1mm. $$
ChọnD.
 

Tài liệu mới

Top