Lí thuyết Điện xoay chiều

Lí thuyết Điện xoay chiều
chinhanh9
chinhanh9
Phát biểu nào đúng về dòng điện xoay chiều?
Bài toán
Dòng điện xoay chiều qua một mạch là $i=2\cos \left ( 314t+\dfrac{\pi}{6} \right )(A)$. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Độ lệch pha giữa $i$ và điện áp hai đầu mạch là $\dfrac{\pi}{6}$
B. Mạch này có tính dung kháng
C. Dòng điện này đổi chiều 50 lần trong một giây
D. Tần số của điện áp hai đầu mạch bằng $50 Hz$.
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:
Xem các bình luận trước…
chinhanh9
chinhanh9
Chọn phát biểu sai
Bài toán
Chọn phát biểu sai
A. Điện áp xoay chiều giữa hai đầu đoạn mạch chỉ có điện trở thuần cùng pha với dòng điện trong mạch.
B. Nguyên nhân gây ra điện trở R của dòng điện không đổi và dòng điện xoay chiều đều giống nhau.
C. Điện áp giữa hai đầu đoạn mạch có cuộn dây lệch pha với dòng điện góc $\dfrac{\pi}{2}$
D. Điện trở của dây dẫn không phụ thuộc dòng điện qua mạch là một chiều hay xoay chiều.
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:
Bài toán
Chọn phát biểu saiA. Điện áp xoay chiều giữa hai đầu đoạn mạch chỉ có điện trở thuần cùng pha với dòng điện trong mạch.
B. Nguyên nhân gây ra điện trở R của dòng điện không đổi và dòng điện xoay chiều đều giống nhau.
C. Điện áp giữa hai đầu đoạn mạch có cuộn dây lệch pha với dòng điện góc $\dfrac{\pi}{2}$
D. Điện trở của dây dẫn không phụ thuộc dòng điện qua mạch là một chiều hay xoay chiều.
Mình chọn C. vì chỉ xảy ra đối với đoạn mạch chỉ chứa cuộn dây thuần cảm.
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:
lvcat
lvcat
Thắc mắc về công suất của động cơ.
Hỏi
Hỏi ngu ngu mọi người tí. Trong động cơ điện, nếu công suất có ích là $P_{ci}$. Công suất hao phí là công tỏa nhiệt trên $r$ là $P_{hp}$, hiệu suất $H$ thì ta có
$U.I.\cos \varphi = P_{ci}+P_{hp} = P_{Ci}+I^2.R=P_{ci} + I.U_r$.
Mà $U_r=U.\cos \varphi nên U_r.I=P_{Ci}+I^2.R=P_{ci} + I.U_r$. ??? Là sao nhờ, ngơ ngơ quá, mọi người giải đáp cái.
 
Xem các bình luận trước…
Hỏi
Hỏi ngu ngu mọi người tí. Trong động cơ điện, nếu công suất có ích là $P_{ci}$. công suất hao phí là công tỏa nhiệt trên $r$ là $P_{hp}$, hiệu suất $H$ thì ta có
$U.I.\cos\varphi = P_{ci}+P_{hp} = P_{Ci}+I^2.R=P_{ci} + I.U_r$.
Mà $U_r=U.\cos\varphi nên U_r.I=P_{Ci}+I^2.R=P_{ci} + I.U_r$. ??? là sao nhờ, ngơ ngơ quá, mọi người giải đáp cái.
Côn
Hỏi
Hỏi ngu ngu mọi người tí. Trong động cơ điện, nếu công suất có ích là $P_{ci}$. công suất hao phí là công tỏa nhiệt trên $r$ là $P_{hp}$, hiệu suất $H$ thì ta có
$U.I.\cos\varphi = P_{ci}+P_{hp} = P_{Ci}+I^2.R=P_{ci} + I.U_r$.
Mà $U_r=U.\cos\varphi nên U_r.I=P_{Ci}+I^2.R=P_{ci} + I.U_r$. ??? là sao nhờ, ngơ ngơ quá, mọi người giải đáp cái.
Nhưng mà ở đây .ĐÔng cơ thường đươc xem như là môt cuôn dây có điên trở trong ,chứ chẳng đơn thuần xem nó là môt biến thuần đâu.
 
Sao Mơ
Sao Mơ
Hệ thức nào sau đây đúng ?
Câu hỏi
Lần lượt đặt vào 2 đầu một đoạn mạch RLC nối tiếp các điện áp xoay chiều $u_{1};u_{2};u_{3}$
có cùng giá trị hiệu dung nhưng tần số khác nhau thì cường độ dòng điện trong mạch tương ứng là
$i_{1}=I_{0}.\cos(100\pi t)(A);i_{2}=I_{0}.\cos(120\pi t+\dfrac{2\pi }{3}) (A);i_{3}=I\sqrt{2}.\cos(110\pi t-\dfrac{2\pi }{3})(A)$ Hệ thức đúng là:
A. $I> \dfrac{I_{0}}{\sqrt{2}}$
B. $I\leq \dfrac{I_{0}}{\sqrt{2}}$
C. $I< \dfrac{I_{0}}{\sqrt{2}}$
D. $I= \dfrac{I_{0}}{\sqrt{2}}$
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:
Câu hỏi
Lần lượt đặt vào 2 đầu một đoạn mạch RLC nối tiếp các điện áp xoay chiều $u_{1};u_{2};u_{3}$
có cùng giá trị hiệu dung nhưng tần số khác nhau thì cường độ dòng điện trong mạch tương ứng là
$i_{1}=I_{0}.\cos(100\pi t)(A);i_{2}=I_{0}.\cos(120\pi t+\dfrac{2\pi }{3}) (A);i_{3}=U\sqrt{2}.\cos(110\pi t-\dfrac{2\pi }{3})(A)$ Hệ thức đúng là:
A. $I> \dfrac{I_{0}}{\sqrt{2}}$
B. $I\leq \dfrac{I_{0}}{\sqrt{2}}$
C. $I< \dfrac{I_{0}}{\sqrt{2}}$
D. $I= \dfrac{I_{0}}{\sqrt{2}}$
Bài làm:
Ta có 2 trường hợp đầu có cùng I, và U nên tổng trở coi bằng nhau.
$$L\omega_1 -\dfrac{1}{C\omega_1} = \dfrac{1}{C.\omega_2} -L\omega_2.$$
$$\Rightarrow LC.\omega_1.\omega_2 =1.$$
Tần số làm cộng hưởng bằng:
$$\omega_o =\sqrt{\omega_1.\omega_2} \approx 109,5 \pi.$$
Trong 3 tần số, chỉ có $120\pi $ gần với $\omega_o$ nhất.
Vậy ta có:
$$I\sqrt{2} > I_o.$$
Chọn $A$
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:
Cái này dùng đồ thị cộng hưởng nhìn ra ngay
Khi w=100 hoặc 120 thì cùng I nên khi w=110 có $I\sqrt{2}>I_{O}$
 
titan
titan
Dòng điện xoay chiều
Bài toán
Dòng điện xoay chiều :

A. Có giá trị cực đại khi cộng hưởng
B. Có cường độ là hàm số sin của thời gian
C. Có giá trị hiệu dụng bằng giá trị trung bình
D. Đổi chiều 2 lần trong 1 giây
 
Xem các bình luận trước…
A sai vì khi cộng hưởng chỉ có giá trị hiệu dụng max.
B đúng
C sai theo định nghĩa dòng hiệu dụng.
D sai, nó đổi chiều 2f lần trong 1 s.
Chọn B
Nhưng giá trị cực đại bằng $\sqrt{2}$ giá trị hiệu dụng sao không suy ra được nó cũng đạt cực đại được hả Tùng
 
Nhưng giá trị cực đại bằng $sqrt{2}$ giá trị hiệu dụng sao không suy ra được nó cũng đạt cực đại được hả Tùng
Khi cực đại thì:
\[ i=I_{max}.\sqrt{2}.\cos(wt) \]
Ở đây nó nói là có giá trị. Tại các thời điểm khác nhau nó vẫn có giá trị khác nhau đấy thôi.
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:
Chọn phát biểu đúng
Câu hỏi
Người ta thường dùng cách nào sau đây để tạo ra dòng điện xc 1 pha
A. Nam châm đứng yên, cuộn dây chuyển động tịnh tiến so với nam châm
B. Nam châm đứng yên, cuộn dây chuyển động trong lòng nam châm
C. Cuộn dây đứng yên, nam châm chuyển động tịnh tiến
D. Cuộn dây đứng yên, nam châm chuyển động trong lòng stato có cuốn các cuộn dây
 
Câu hỏi
Người ta thường dùng cách nào sau đây để tạo ra dòng điện xc 1 pha
A. Nam châm đứng yên, cuộn dây chuyển động tịnh tiến so với nam châm
B. Nam châm đứng yên, cuộn dây chuyển động trong lòng nam châm
C. Cuộn dây đứng yên, nam châm chuyển động tịnh tiến
D. Cuộn dây đứng yên, nam châm chuyển động trong lòng stato có cuốn các cuộn dây
Có 2 loại máy phát cho thấy BD đều đúng.
Nhưng đề hỏi thường dùng thì câu D đúng hơn.
 
lkshooting
lkshooting
Lí thuyết về máy phát điện và động cơ điện ba pha
Câu 1.
Mắc động cơ điện ba pha vào mạng điện xoay chiều ba pha, cảm ứng từ của từ trường do mỗi cuộn dây gây ra tại tâm có đặc điểm:
A. Độ lớn không đổi và quay đều quanh tâm
B. Phương không đổi, giá trị biến thiên điều hòa
C. Quay biến đổi đều quanh tâm
D. Độ lớn không đổi
 
Xem các bình luận trước…
Uk, cảm ơn cậu, vậy mà đề chuyên thái bình mình chọn đáp án C nhưng đáp án của đề ra B, mấy chuyên đề của mình cũng không chọn đáp ánC. Sai hết.
Xin lỗi cậu nhé, ý tớ là B nhưng đánh nhầm C đấy :D
À, tớ có thêm 1 vài giải thích:
  • Dòng xoay chiều 3 pha mắc vào động cơ 3 pha, khi đó mỗi cuộn trong 3 cuộn dây tạo ra 1 vecto cảm ứng từ. Vecto này hướng ra xa cuộn dây tạo ra nó, có độ lớn biến thiên điều hòa với tần số góc w bằng với tần số góc của động cơ (sự quay không đồng bộ)
  • Vecto cảm ứng từ tổng hợp tại tâm O chính là tổng hợp 3 vecto quay, vecto tổng hợp này có phương biến đổi liên tục nhưng luôn có độ lớn $\dfrac{3}{2}B_0$. Với $B_0$ là biên độ của vecto cảm ứng từ mỗi cuộn.
Như vậy tùy yêu cầu của đề mà chọn.
 
MPĐTìm suất điện động tức thời trong cuộn 2 và 3 tương ứng khi cuộn 1 triệt tiêu
Bài toán
Trong máy phát điện xoay chiều 3 pha, có suất điện động cực đại là $E_o$ , khi suất điện động tức thời ở cuộn 1 triệt tiêu thì suất điện động tức thời trong cuộn 2 và 3 tương ứng là
A. $E_o; -E_o$
B. $\dfrac{E_o}{2}; -\dfrac{E_o \sqrt{3}}{2}$
C. $-\dfrac{E_o}{2}; \dfrac{E_o}{2}$
D. $\dfrac{E_o \sqrt{3}}{2}; -\dfrac{E_o \sqrt{3}}{2}$
P/S: Tôi đã sửa lại cho bạn.
Lần sau chịu khó gõ công thức nhé.
Không được copy dạng ảnh thế!
HBD.
 
Bài toán
Trong máy phát điện xoay chiều 3 pha, có suất điện động cực đại là $E_o$ , khi suất điện động tức thời ở cuộn 1 triệt tiêu thì suất điện động tức thời trong cuộn 2 và 3 tương ứng là
A. $E_o; -E_o$
B. $\dfrac{E_o}{2}; -\dfrac{E_o \sqrt{3}}{2}$
C. $-\dfrac{E_o}{2}; \dfrac{E_o}{2}$
D. $\dfrac{E_o \sqrt{3}}{2}; -\dfrac{E_o \sqrt{3}}{2}$
P/S: Tôi đã sửa lại cho bạn.
Lần sau chịu khó gõ công thức nhé.
Không được copy dạng ảnh thế!
HBD.
Bài làm
Ta có:
$$i_1=I_o \cos\omega t =0.$$
$$\Rightarrow \cos\omega t=0.; \sin \omega t =\pm 1 (1)$$
$$i_2 =I_o \cos\left(\omega t +\dfrac{2\pi}{3} \right) (2).$$
$$i_3=I_o \cos\left(\omega t -\dfrac{2\pi}{3} \right)(3) .$$
Thay (1) vào (2); (3) ta có đáp án $D$.
 
rainmeteror
rainmeteror
Quĩ tích đầu mút véc tơ $\vec{I}$ là đường gì?
Bài toán
Cho mạch RLC nối tiếp, cuộn dây thuần cảm, L biến thiên từ 0 đến vô cùng. Điện áp hiệu dụng đặt vào hai đầu đoạn mạch là U.Hỏi trên giản đồ, véc tơ quĩ tích đầu mút của véc tơ I có quĩ đạo là đường gì?
A. Nửa đường tròn đường kính $\dfrac{U}{R}$
B. Đoạn thẳng I=kU. k là hệ số tỉ lệ
C. Một nửa hyperpol I= $\dfrac{U}{\sqrt{R^2 +Z^2_L}}$
D. Nửa Elip $\dfrac{u^2}{U^2_0}$ +$\dfrac{i^2}{I^2_0}$=1
chỗ L biến thiên em không biết ghi công thức, có gì mọi người thông cảm !
 
Bài toán
Cho mạch RLC nối tiếp, cuộn dây thuần cảm, L biến thiên từ $0\to +\infty$. Điện áp hiệu dụng đặt vào hai đầu đoạn mạch là U.Hỏi trên giản đồ, véc tơ quĩ tích đầu mút của véc tơ I có quĩ đạo là đường gì?
A. Nửa đường tròn đường kính $\dfrac{U}{R}$
B. Đoạn thẳng I=kU. k là hệ số tỉ lệ
C. Một nửa hyperpol I= $\dfrac{U}{\sqrt{R^2 +Z^2_L}}$
D. Nửa Elip $\dfrac{u^2}{U^2_0}$ +$\dfrac{i^2}{I^2_0}$=1
http://vatliphothong.vn/t/2241/
Bài này đã được thảo luận ơ đây.


:)
 
Bài toán
Cho mạch RLC nối tiếp, cuộn dây thuần cảm, L biến thiên từ 0 đến vô cùng. Điện áp hiệu dụng đặt vào hai đầu đoạn mạch là U.Hỏi trên giản đồ, véc tơ quĩ tích đầu mút của véc tơ I có quĩ đạo là đường gì?
A. Nửa đường tròn đường kính $\dfrac{U}{R}$
B. Đoạn thẳng I=kU. k là hệ số tỉ lệ
C. Một nửa hyperpol I= $\dfrac{U}{\sqrt{R^2 +Z^2_L}}$
D. Nửa Elip $\dfrac{u^2}{U^2_0}$ +$\dfrac{i^2}{I^2_0}$=1
chỗ L biến thiên em không biết ghi công thức, có gì mọi người thông cảm !
Đề ko có tụ.
 
Kết luận nào đúng?
Bài toán
Một mạch điện xoay chiều gồm điện trở thuần R, cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L, tụ điện
có điện dung C mắc nối tiếp. Đặt vào hai đầu đọan mạch một điện áp xoay chiều có biểu thức
$u=U_{0}\cos(\omega t+\varphi )$. Kết luận nào đúng?
A. Tổng trở đoạn mạch $Z=\sqrt{R^{2}+(C\omega -\dfrac{1}{L\omega })^{2}}$
B. Điện áp giữa hai đầu tụ điện có pha ban đầu bằng -$ \dfrac{\pi }{2}$
C. Điện áp giữa hai đầu cuộn dây trễ pha điện áp giữa hai đầu điện trở một góc $ \dfrac{\pi }{2}$
D. Điện áp giữa hai đầu tụ điện có pha ban đầu bằng 0 khi $\omega ^{2}LC=1$
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:
Bài toán
Một mạch điện xoay chiều gồm điện trở thuần R, cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L, tụ điện
có điện dung C mắc nối tiếp. Đặt vào hai đầu đọan mạch một điện áp xoay chiều có biểu thức
$u=U_{0}\cos(\omega t+\varphi )$. Kết luận nào đúng?
A. Tổng trở đoạn mạch $Z=\sqrt{R^{2}+(C\omega -\dfrac{1}{L\omega })^{2}}$
B. Điện áp giữa hai đầu tụ điện có pha ban đầu bằng -$ \dfrac{\pi }{2}$
C. Điện áp giữa hai đầu cuộn dây trễ pha điện áp giữa hai đầu điện trở một góc $ \dfrac{\pi }{2}$
D. Điện áp giữa hai đầu tụ điện có pha ban đầu bằng 0 khi $\omega ^{2}LC=1$
Hình như không có cái nào đúng cả :-??.
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:

Tài liệu mới

Top