Bài tập Điện xoay chiều

Bài tập Điện xoay chiều
Giá trị nhỏ nhất của phi 1 + phi 2 gần giá trị nào nhất
Bài toán
Mạch gồm điện trở thuần R, cuộn cảm thuần L và tụ điện C mắc nối tiếp nhau trong đó điện trở nằm giữa cuộn dây và tụ điện. Đặt vào hai đầu mạch một điện áp xoay chiều có tần số thay đổi được. Khi f=f1 thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn dây và điện trở lệch pha góc phi 1 so với dòng điện. Khi f=f2 thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu tụ điện và điện trở lệch pha góc phi 2 so với dòng điện. Giá trị nhỏ nhất của phi 1+phi 2 gần giá trị nào nhất sau đây?
A. 90
B. 120
C. 135
D. 75
 
Xem các bình luận trước…
C biến thiênĐặt điện áp xoay chiều vào hai đầu đoạn mạch mắc nối tiếp gồm một cuộn cảm thuần có độ tự cảm L.....
Bài toán
Đặt điện áp xoay chiều vào hai đầu đoạn mạch mắc nối tiếp gồm một cuộn cảm thuần có độ tự cảm L, điện trở R và tụ điện có điện dung C thay đổi được. Khi khảo sát sự biến thiên của công suất tiêu thụ của đoạn mạch P theo C, người ta thấy luôn có hai giá trị C cho cùng một công suất P nếu Pmax/2 < P < Pmax và chỉ có một giá trị C cho một giá trị công suất P nếu P
A. √2/2
B. 1/2
C. √3/2
D. √6/3
 
Last edited:
KiềuPhong
KiềuPhong
Pha ban đầu của cường độ dòng điện trong mạch là?
Bài toán
Cho đoạn mạch AB mắc nối tiếp gồm đoạn AM chứa cuộn cảm thuần có độ tự cảm L, đoạn MN chứa điện trở R và đoạn NB chứa tụ điện có điện dung C. Biết L. C=2.$10^{-5}$HF. Khi đặt điện áp U=U0.Cos(100$\pi $t-$\dfrac{\pi }{3}$)(V) vào 2 đầu AB thì điện áp uAN và uMB lệch pha nhau $\dfrac{\pi }{3}$. Pha ban đầu của cường độ dòng điện trong mạch là:
A. -0,38rad
B. -0,68rad
C. 0,68rad
D. -1,42rad
 
Biểu thức điện áp giữa 2 điểm A, M là
Bài toán
Cho đoạn mạch AB gồm hai đoạn AM và MB. Đoạn mạch AM gồm điện trở R = 40 Ω mắc nối tiếp tụ điện có điện dung C = 10-3/ 3pi(F) , đoạn mạch MB có cuộn dây thuần cảm có L thay đổi. Biểu thức điện áp 2 đầu A, B là u = 200 căn 2 cos(100pi t - pi/2) (V). Thay đổi L để điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn dây cực đại. Biểu thức điện áp giữa 2 điểm A, M là

A. A. UAM = 150 căn 2 cos(100pi t - pi) (V)

B. B. UAM = 150 căn 2 cos(100pi t - pi/2) (V)

C. C. UAM = 250 căn 2 cos(100pi t - pi/2) (V)

D. D. UAM = 250 căn 2 cos(100pi t - pi) (V)
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:
Hộp kín X
Bài toán
Đặt một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng 220V vào hai đầu đoạn mạch Ab gồm cuộn dây không thuần cảm nối tiếp với x là một hộp kín. Hộp kíns x chứa một trong ba phần tử điện trở thuần, cuộn dây, tụ điện. Biết điện áp hiệu dụng đo được trên hai đoạn Am và Mb lần lượt là 100V và 200V. Hộp X chứa
A. Cuộn dây thuần cảm
B. Tụ điện
C. Điện trở thuần
D. Cuộn dây không thuần cảm
IMG20170221215407.jpg
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:
T
tonado9x
Tỉ số R/ZL gần với giá trị nào nhất sau đây?
Bài toán
Đặt cùng điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng U vào ba đoạn mạch (1),(2),(3) lần lượt chứa một phần tử là điện trở thuần R, tụ điện có điện dung C và cuộn cảm thuần có độ tự cảm L. Khi cường độ dòng điện trong mạch (1) và(2) bằng nhau thì cường độ dòng điện trong mạch (3) là I. Khi cường độ dòng điện trong mạch (1) và(3) bằng nhau thì cường độ dòng điện trong mạch (2) là 2I. Biết R = (căn 3)Zc. Tỉ số R/ZL gần với giá trị nào nhất sau đây?
A. 1,14
B. 1,25
C. 1,56
D. 1,98
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:
Bài toán
Đặt cùng điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng U vào ba đoạn mạch (1),(2),(3) lần lượt chứa một phần tử là điện trở thuần R, tụ điện có điện dung C và cuộn cảm thuần có độ tự cảm L. Khi cường độ dòng điện trong mạch (1) và(2) bằng nhau thì cường độ dòng điện trong mạch (3) là I. Khi cường độ dòng điện trong mạch (1) và(3) bằng nhau thì cường độ dòng điện trong mạch (2) là 2I. Biết R = (căn 3)Zc. Tỉ số R/ZL gần với giá trị nào nhất sau đây?
A. 1,14
B. 1,25
C. 1,56
D. 1,98
Lời giải
Sau khi quy ước cường độ của mạch 1 và 2, ta có thể viết được :
$i_{R}=\cos \left(\omega t\right);i_{C}=\sqrt{3}\cos \left(\omega t+\dfrac{\pi }{2}\right);i_{L}=I_{L}\cos \left(\omega t-\dfrac{\pi }{2}\right)$
Dựa vào dữ kiện, giải các phương trình lượng giác sẽ tìm ra mối quan hệ của $I_{L}$ với $I_{R}=1$ qua đó ra tỉ lệ là $1,141391974...$
 
anhtran
anhtran
Giảm tần số dòng điện
Câu hỏi
Mạch điện RLC nối tiếp đang xảy ra cộng hưởng. Nếu chỉ giảm tần số một lượng nhỏ thì:
A. Điện áp hiệu dụng trên tụ không đổi
B. Điện áp hiệu dụng trên điện trở thuần không đổi
C. Điện áp hiệu dụng trên tụ tăng
D. Điện áp hiệu dụng trên tụ giảm

P/s: Mọi người có kèm giải thích giùm em với ạ. Em cảm ơn
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:
Xảy ra cộng hưởng khi Zl = Zc
Như v khi giảm tần số thì Zl giảm còn Zc tăng
Ban đầu $U=IZ = I*R$
Sau khi giảm f thì $U'=I* \sqrt{R^{2}+Zc^{2}}$ $\Rightarrow$ U tăng
Đáp án C
 
Biến trở kết hợp w thay đổi !
Bài toán
Đặt điện áp u=U căn2 cos(wt) (V) (U k đổi w thay đổi) vào đoạn mạch mắc nối tiếp AB gồm đoạn AM chứa cuộn cảm thuần L=2/pi (H) , MN chứa biến trở R và NB chứa tụ điện C=10^-4 /pi(F). Khi w=100pi thay đổi R=R0 thì góc lệch pha của UAN so với UAB cực đại. Cố định R=R0 thay đổi w=w0 thì UMB max. Giá trị w0 gần giá trị nào nhất
A. 190rad/s
B. 195rad/s
C. 200rad/s
D. 180rad/s
 
Last edited:
Double H
Double H
Hỏi sau thời gian bao lâu thì ba điểm $O,P,Q$ thẳng hàng lần thứ hai?
Bài toán
Tại thời điểm $t=0$ đầu $O$ của sợi dây cao su căng thẳng nằm ngang bắt đầu dao động đi lên với biên độ $9 cm$ và tần số $2 Hz$. Gọi $P$ và $Q$ là hai điểm cùng nằm trên một phương truyền sóng cách $O$ lần lượt là $7cm$ và $14cm$. Biết vận tốc truyền sóng trên dây $24 \ \left(\text{cm}/\text{s}\right)$ và coi biên độ sóng không đổi khi truyền đi. Hỏi sau thời gian bao lâu thì ba điểm $O,P,Q$ thẳng hàng lần thứ hai?
A. $\dfrac{1}{4} s$

B. $\dfrac{19}{24} s$

C. $\dfrac{25}{24} s$

D. Vô nghiệm

P/s: Xông đất diễn đàn...:D
 
Công suất lớn nhất có giá trị là?
Bài toán
Cho mạch điện xoay chiều RLC mắc nối tiếp với L là cuộn cảm thuần và có thể thay đổi được. Đặt vào 2 đầu mạch điện áp có giá trị hiệu dụng U và tần số f không đổi. Điều chỉnh L để tổng điện áp hiệu dụng $\left(U_{RC} + U_{L}\right)_{max}=2\sqrt{2}U$, khi đó công suất tiêu thụ của mạch là 210W. Điều chỉnh L để công suất của mạch cực đại, giá trị cực đại đó là:
A. 250W
B. 240W
C. 220W
D. 215W
 

Tài liệu mới

Top