Bài tập Động lực học chất điểm

Nino
Nino
Thời điểm trong ngày mà
Bài toán
Tìm các thời điểm trong ngày.
Kim phút và kim giờ trùng nhau.
Kim phút và kim giờ vuông góc
Kim phút và kim giờ thẳng hàng, ngược chiều nhau.

Help me.
 
Tính tỉ số thời gian trượt của hai vật trên nêm
Bài toán
Một nêm có khối lượng M, góc nghiêng hai mặt a=45độ và b=30độ đặt trên mặt sàn nằm ngang. Hai vật nhỏ $m_1=1 \ \text{kg}$ và $m_2=2 \ \text{kg}$ bắt đầu trượt từ đỉnh nêm xuống theo mặt nêm. Hệ số ma sát trượt giữa giữa hai vật và nêm đầu bằng 0.2. G=9.8
1. Trong quá trình hai vật trượt thì nêm nằm yên trên mặt sàn.
a) Tính tỉ số thời gian trượt của hai vật trên nêm
b) Khi hai vật chưa chạm sàn thì lực ma sát do mặt sàn tác dụng lên nêm bằng bao nhiêu?
2. Bỏ m2 đi, cho nêm trượt theo phương ngang với gia tốc a0 trên mặt sàn. Tính a0 để m1 trượt đến hết mặt phẳng nghiêng với thời gian gấp đôi so với khi m1 trượt trên nêm đứng yên
1060398950_2104249504_320_320.jpg
 
PQTr
PQTr
Tính lực hấp dẫn
Bài toán
Một vệ tinh nhân tạo nặng 20kg bay quanh trái đất ở độ cao 1000km có chu kỳ T=24h. Hỏi vệ tinh chịu lực hấp dẫn bằng bao nhiêu biết bán kính trái đất R=6400km.
Biết $G=6.67x_10^{-11}$
$M= 5,9737x_10^{24}$
 
Một vệ tinh nhân tạo nặng 20kg bay quanh trái đất ở độ cao 1000km có chu kỳ T=24h. Hỏi vệ tinh chịu lực hấp dẫn bằng bao nhiêu biết bán kính trái đất R=6400km.
Biết G=6.67x10^-11
M= 5,9737x10^24
$F_{hd}=G.\dfrac{m.M}{\left(R+h\right)^{2}}$.
 
math
math
Tìm liên hệ hệ số ma sát trên hai nửa mặt phẳng nghiêng.
Bài toán
Một vật trượt không vận tốc ban đầu từ đỉnh một mặt phẳng nghiêng góc ampha so với phương ngang. Hệ số ma sát ở nửa trên và nửa dưới mặt phẳng nghiêng không đổi nhưng khác nhau. Biết thời gian vật trượt trên 2 nửa là như nhau. Tìm liên hệ hệ số ma sát trên hai nửa mặt phẳng nghiêng.
 
Xem các bình luận trước…
Bài toán
Một vật trượt không vận tốc ban đầu từ đỉnh một mặt phẳng nghiêng góc ampha so với phương ngang. Hệ số ma sát ở nửa trên và nửa dưới mặt phẳng nghiêng không đổi nhưng khác nhau. Biết thời gian vật trượt trên 2 nửa là như nhau. Tìm liên hệ hệ số ma sát trên hai nửa mặt phẳng nghiêng.
Bài này dựa vào phân tích lực với lưu ý
Cả hai quá trình đều là chuyển động nhanh dần đều
LƯU Ý $V_{max_1}=V_{02}$
Rồi dựa vào các công thức của phân tích lực và chuyển đông nhanh dần đều sẽ ra được mối liên hệ
 
Uhm tại mình cứ nghĩ là a_{1}t^{2}$Ở 2 vế rút gọn cho nhau.

Mình đã biến đổi lại rồi và ra đáp án là

\mu 1$ + μ2 = 2 \tan \alpha$
 
Last edited:
Công Hiếu
Công Hiếu
Tính vận tốc trung bình của vật
Bài toán
Cho chất điểm chuyển động từ A đến B cách nhau một đoạn S. Cứ chuyển động 3 giây thì lại nghỉ 1 giây.Trong 3 giây đầu V=3m/s. Trong các khoảng thời giuan tiếp theo lại chuyển động với vận tốc 2V; 3V; ... n V. Tính V Trung bình của vật nếu:
A. S= 315 m
B. S=325 m
 
+ Công thức tính tốc độ trung bình là: $v_{tb}=\dfrac{\sum s}{\sum t}$
Như vậy, nhiệm vụ Đăng nhập vào bet365_link bet365 khi bị chặn_hướng dẫn đăng ký bet365 toán ở đây là tìm tổng thời gian vật đi hết quãng đường s.
+ Ta nhận thấy rằng quãng đường vật đi trong 3s đầu là 9m, và nghỉ một giây, sau đó đi tiếp 3s với vận tốc gấp đôi như vậy quãng đường đi được là 2.9 = 18m, tương tự với n.v thì quãng đường đi được là n.9(m).
+ Vậy quãng đường vật đi được là: $s = (1 + 2 + 3 + ... + n).9$
a) Với s = 315m thì $(1 + 2 + 3 + ... + n) = 35; n \in N$. Tính được n = 7.
Quãng đường vật đã đi hết ứng với n = 7 là $s = (1 + 2 + ... + 7).9 = 252m$
Quãng đường còn lại: $\Delta s = 315 - 252 = 63m$
Vậy thời gian vật đi với vận tốc 8v là: $\Delta t = \dfrac{\Delta s}{8v} = 2,625s$
Tổng thời gian vật đi hết quãng đường là: $t = 7.4 + 2,625 = 28,625s$
Tộ trung bình trên quãng đường trên là: $v_{tb}=\dfrac{315}{28,625} = 11 m/s$
b) Với s = 325m thì $(1 + 2 + 3 + ... + n) = 36,1; n \in N$. Tính được n = 8.
Quãng đường vật đã đi hết ứng với n = 8 là $s = (1 + 2 + ... + 8).9 = 324m$
Quãng đường còn lại: $\Delta s = 325 - 324 = 1m$
Vậy thời gian vật đi với vận tốc 9v là: $\Delta t = \dfrac{\Delta s}{9v} = 0,037s$
Tổng thời gian vật đi hết quãng đường là: $t = 8.4 + 0,037 = 32,037s$
Tộ trung bình trên quãng đường trên là: $v_{tb}=\dfrac{325}{32,037} = 10,14 m/s$
 
Tìm quỹ đạo chuyển động của viên bi.
Bài toán
Một toa tàu đang chuyển động chậm dần đều. Một viên bi rơi từ trần tòa xe xuống sàn. Tìm quỹ đạo viên bi, nếu người quan sát:
$a)$ Ngồi trong toa tàu đó.
$b)$ Ngồi dưới sân ga.
 
Sợi dây có thể chịu được sức căng lớn nhất là $\frac{10}{\sqrt{2}}$ . Tìm góc $\alpha $ lớn nhất.
Bài toán
Một vật buộc vào đầu một sợi dây dài 2m , sợi dây không dãn, không khối lượng, đầu còn lại treo vào một trục quay thẳng đứng. Cho trục quay quay với tốc độ góc $\omega$ thì trong quá trình vật chuyển động, dây hợp với phương thẳng đứng một góc $30^{\circ}$ . Lấy g = 10 $\dfrac{m}{s^{2}}$ , m= 5kg .
a) Tính sức căng sợi dây
b) Sợi dây có thể chịu được sức căng lớn nhất là $\dfrac{10}{\sqrt{2}}$ . Tìm góc $\alpha $ lớn nhất.
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:
Nếu vật văng ra, vào thời điểm văng, phương vecto vận tốc như thế nào ?
Bài toán
Một vật nhỏ m đặt trên một bàn quay trong mặt phẳng ngang cách tâm 1m . Lấy g = 10 $\dfrac{m}{s^{2}}$ , $\mu _{n}$ = 0,4.
a) Tính lực ma sát tác dụng lên vật khi trục quay với tốc độ góc $\omega$ = 0,2 $\dfrac{rad}{s}$.
b) Cho $\omega$ tăng dần đến $\omega_{0}$ thì người ta thấy vật có xu hướng văng ra. Tìm $\omega_{0}$
Nếu vật văng ra, vào thời điểm văng, phương vecto vận tốc như thế nào ?
 
Bài toán vật chuyển động trên quĩ đạo là tam giác
Bài toán
Cho tam giác ABC vuông tại B sao cho $Â = 60^0$ , góc $C = 30^0$ , đường cao AH. Vật I đi từ A đến H với tốc độ trung bình V1, đi từ H đến C với tốc độ trung bình V2
a) Tìm tốc độ trung bình của vật I khi đi từ A đến B
b) Vật II đi từ A đến B rồi đến C sao cho trong quá trình chuyển động 2 vật luôn luôn nằm trên đường thẳng vuông góc với AC. Tìm tốc độ trung bình của vật II.

Chào bạn, bạn chú ý :
- Viết hoa đầu câu và sau dấu chấm nhé, vì đây là kiến thức cơ bản về Tiếng Việt.
- Tiêu đề bạn đặt cần rõ ràng hơn, không nên để chung chung như "BT vật lý" mà bạn đã để. Mình chỉnh lại tiêu đề cho bạn thành : "Bài toán vật chuyển động trên quĩ đạo là tam giác"
Thân,
Lil.Tee
 
Bài toán
Cho tam giác ABC vuông tại B sao cho $Â = 60^0$ , góc $C = 30^0$ , đường cao AH. Vật I đi từ A đến H với tốc độ trung bình V1, đi từ H đến C với tốc độ trung bình V2
a) Tìm tốc độ trung bình của vật I khi đi từ A đến B
b) Vật II đi từ A đến B rồi đến C sao cho trong quá trình chuyển động 2 vật luôn luôn nằm trên đường thẳng vuông góc với AC. Tìm tốc độ trung bình của vật II.

Chào bạn, bạn chú ý :
- Viết hoa đầu câu và sau dấu chấm nhé, vì đây là kiến thức cơ bản về Tiếng Việt.
- Tiêu đề bạn đặt cần rõ ràng hơn, không nên để chung chung như "BT vật lý" mà bạn đã để. Mình chỉnh lại tiêu đề cho bạn thành : "Bài toán vật chuyển động trên quĩ đạo là tam giác"
Thân,
Lil.Tee
Tam giác vuông tai B lại có đường cao AH ở đâu đấy ?
 
Bài toán
Cho tam giác ABC vuông tại B sao cho $Â = 60^0$ , góc $C = 30^0$ , đường cao AH. Vật I đi từ A đến H với tốc độ trung bình V1, đi từ H đến C với tốc độ trung bình V2
a) Tìm tốc độ trung bình của vật I khi đi từ A đến B
b) Vật II đi từ A đến B rồi đến C sao cho trong quá trình chuyển động 2 vật luôn luôn nằm trên đường thẳng vuông góc với AC. Tìm tốc độ trung bình của vật II.
Chính xác là đường cao BH nha !:)




Xét thấy là BC bằng 2 lần AB : AC=2AB
a)
Thời gian vật đi từ A đến H là $$ t_{1}=\dfrac{AH}{v_{1}}=\dfrac{AB}{2v_{1}}$$
Thời gian vật đi từ H đến C là $$t_{2}=\dfrac{CH}{v_{2}}=\dfrac{2AB-AH}{v_{2}}=\dfrac{3AB}{2v_2}$$

Do AC=2AB nên thời gian để đi hết AB bằng một nửa thời gian đi hết AC
$$\Rightarrow t_{AB}=\dfrac{t_1+t_2}{2}=\dfrac{AB}{4}(\dfrac{1}{v_1}+\dfrac{3}{v_2})$$
Từ đó suy ra vận tốc trung bình trên AB $$v=\dfrac{AB}{t_{AB}}=\dfrac{4}{\dfrac{1}{v_1}+\dfrac{3}{v_2}}$$

b) Từ đề Đăng nhập vào bet365_link bet365 khi bị chặn_hướng dẫn đăng ký bet365 suy ra 2 vật có cùng thời gian chuyển động $$t=\dfrac{AB}{2}(\dfrac{1}{v_1}+\dfrac{3}{v_2})$$
Suy ra vân tốc trung bình vật 2 là $$v=\dfrac{AB+BC}{t}=\dfrac{1+\sqrt{3}}{\dfrac{2}{v_1}+\dfrac{6}{v_2}}$$
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:
Xác định độ biến dạng của lò xo hệ cân bằng trong các trường hợp sau:
Bài toán
Một lò xo thẳng đứng có k = 100N/m, treo vật khối lượng 200g vào trần của buồng thang máy thẳng đứng. Xác định độ biến dạng của lò xo hệ cân bằng trong các trường hợp sau:
1, Buồng thang máy chuyển động có gia tốc hướng xuống với độ lớn $6m/s^2$
2, Buồng thang máy chuyển động có gia tốc hướng lên với độ lớn $6m/s^2$
Cám ơn thầy cô, mọi người đã giải giúp
 
Bài toán
Một lò xo thẳng đứng có k = 100N/m, treo vật khối lượng 200g vào trần của buồng thang máy thẳng đứng. Xác định độ biến dạng của lò xo hệ cân bằng trong các trường hợp sau:
1, Buồng thang máy chuyển động có gia tốc hướng xuống với độ lớn $6m/s^2$
2, Buồng thang máy chuyển động có gia tốc hướng lên với độ lớn $6m/s^2$
Cám ơn thầy cô, mọi người đã giải giúp
Lực quán tính tác dụng lên con lắc có độ lớn
$F_{qt}=ma$
Trường hợp 1 lực quán tính hướng lên
$ \Delta l =\dfrac{mg-ma}{k}=0.008 (m)$
Trường hợp 2 lực quán tính hướng xuống
$ \Delta l =\dfrac{mg+ma}{k}=0.032 (m) $
xong !:big_smile:
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:

Tài liệu mới

Top