Lí thuyết Sóng cơ

Lí thuyết Sóng cơ
apple13197
apple13197
Quá trình lan truyền sóng cơ học
Bài toán
Chọn phát biểu Sai. Quá trình lan truyền của sóng cơ học:
A. là quá trình lan truyền các phần tử vật chất trong không gian và theo thời gian
B. là quá trình truyền dao động trong môi trường vật chất theo thời gian
C. là quá trình truyền pha dao động
D. là quá trình truyền năng lượng
P/s: Ai giúp mình hiểu rõ bản chất từng câu đúng với sai và vì sao sai luôn nha, em kém tiếng việt quá!:D
 
  • Bị xóa bởi datanhlg
  • Lý do: Sai quy định
Bài toán
Chọn phát biểu Sai. Quá trình lan truyền của sóng cơ học:
A. là quá trình lan truyền các phần tử vật chất trong không gian và theo thời gian
B. là quá trình truyền dao động trong môi trường vật chất theo thời gian
C. là quá trình truyền pha dao động
D. là quá trình truyền năng lượng
P/s: Ai giúp mình hiểu rõ bản chất từng câu đúng với sai và vì sao sai luôn nha, em kém tiếng việt quá! :D
A.
 
Last edited:
A."Quá trình lan truyền các phần tử vật chất trong không gian theo thời gian" được hiểu là chuyển động của vật chất trong không gian không theo dao động, quỹ đạo bất kì trong không gian và dĩ nhiên nó không phải là sự lan truyền của sóng cơ.
B C D là kiến thức cơ bản trong SGK bạn có thể đọc kĩ lại :bz
Đáp án A
 
A
anhhungvie
Biên độ dao động tại M đạt cực đại khi ∆φ có giá trị
Bài toán
Trong quá trình giao thoa sóng, dao động tổng hợp tại M chính là sự tổng hợp của các sóng thành phần. Gọi ∆φ là độ lệch pha của hai sóng thành phần. Biên độ dao động tại M đạt cực đại khi ∆φ có giá trị
A. ∆φ = 2nπ
B. ∆φ = (2n + 1)π.
C. ∆φ = (2n + 1)π/2
D. ∆φ = (2n + 1)/2
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:
A
anhhungvie
Điều kiện để tại điểm M cách các nguồn A, B (dao động vuông pha với nhau) sóng có biên độ cực đại là
Bài toán
Điều kiện để tại điểm M cách các nguồn A, B (dao động vuông pha với nhau) sóng có biên độ cực đại là
A. $d_{2}-d_{1}=\left(2k-1\right)\dfrac{\lambda }{2}$
B. $d_{2}-d_{1}=\left(4k-3\right)\dfrac{\lambda }{2}$
C. $d_{2}-d_{1}=\left(2k+1\right)\dfrac{\lambda }{4}$
D. $d_{2}-d_{1}=\left(4k-5\right)\dfrac{\lambda }{4}$
 
Bài toán
Điều kiện để tại điểm M cách các nguồn A, B (dao động vuông pha với nhau) sóng có biên độ cực đại là
A. $d_{2}-d_{1}=\left(2k-1\right)\dfrac{\lambda }{2}$
B. $d_{2}-d_{1}=\left(4k-3\right)\dfrac{\lambda }{2}$
C. $d_{2}-d_{1}=\left(2k+1\right)\dfrac{\lambda }{4}$
D. $d_{2}-d_{1}=\left(4k-5\right)\dfrac{\lambda }{4}$
Lời giải

Biên độ dao động tổng hợp: $A_M=2a|\cos \left(\pi \dfrac{d_1-d_2}{\lambda}+\dfrac{\Delta \varphi}{2}\right)$ Với $\Delta \varphi=\dfrac{\pi }{2}$
$A_{M_{max}}$ khi $\cos \left(\pi \dfrac{d_2-d_1}{\lambda}+\dfrac{\pi }{4}\right)=1$
$ \Rightarrow d_2-d_1=\left(4k'-1\right)\dfrac{\lambda}{4}$ đặt $k=k'-1 \Rightarrow d_2-d_1=\left(4k-5\right)\dfrac{\lambda}{4}$. Chọn D.
 
Last edited:
A
anhhungvie
Khi một sóng cơ học truyền từ không khí vào nước thì đại lượng nào sau đây không thay đổi?
Bài toán
Khi một sóng cơ học truyền từ không khí vào nước thì đại lượng nào sau đây không thay đổi?
A. Tốc độ truyền sóng.
B. Tần số dao động sóng
C. Bước sóng.
D. Năng lượng sóng.
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:
A
anhhungvie
Bước sóng không phụ thuộc vào
Bài toán
Một sóng cơ học lan truyền trên một sợi dây đàn hồi. Bước sóng không phụ thuộc vào
A. tốc độ truyền của sóng.
B. chu kì dao động của sóng.
C. thời gian truyền đi của sóng.
D. tần số dao động của sóng.
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:
Bài toán
Một sóng cơ học lan truyền trên một sợi dây đàn hồi. Bước sóng không phụ thuộc vào
A. tốc độ truyền của sóng.
B. chu kì dao động của sóng.
C. thời gian truyền đi của sóng.
D. tần số dao động của sóng.
Lời giải

Ta có: $\lambda=v.T=\dfrac{v}{f}$ nên vậy bước sóng không phụ thuộc vào thời gian truyền đi của sóng
Chọn C.
 
Sự tăng, giảm
Câu hỏi
Bạn nào có thể giải thích cho mình: một chất điểm có li độ đang tăng hoặc giảm là như thế nào? (ví dụ: cho điêm M có li độ x=3 đang tăng, làm sao để xác định chất điểm đó đang tăng hay giảm và biểu diễn nó như thế nào trên đường tròn lượng giác???
 
Câu hỏi
Bạn nào có thể giải thích cho mình: một chất điểm có li độ đang tăng hoặc giảm là như thế nào? (ví dụ: cho điêm M có li độ x=3 đang tăng, làm sao để xác định chất điểm đó đang tăng hay giảm và biểu diễn nó như thế nào trên đường tròn lượng giác???
Có nghĩa là đi theo chiều nào ấy bạn, bạn cứ nhìn vào hướng của trục Ox thôi, x=3 đang tăng nghĩa là đi về chiều dương trục ox, góc phần tư thứ 4 của đường tròn
 
Phát biểu nào sai?
Bài toán :
Sóng cơ học đang lan truyền trong môi trường đàn hồi, phát biểu nào sai?
A. Hai phần tử môi trường dao động cùng pha thì khoảng cách không đổi
B. Mọi phần tử môi trường dao động với tần số giống nhau
C. Mọi phần tử môi trường đều dao động trên phương truyền sóng
D. Hai phần tử môi trường cách nhau 2,5 lần bước sóng thì có thể dao động cùng pha
 
Bài toán :
Sóng cơ học đang lan truyền trong môi trường đàn hồi, phát biểu nào sai?
A. Hai phần tử môi trường dao động cùng pha thì khoảng cách không đổi
B. Mọi phần tử môi trường dao động với tần số giống nhau
C. Mọi phần tử môi trường đều dao động trên phương truyền sóng
D. Hai phần tử môi trường cách nhau 2,5 lần bước sóng thì có thể dao động cùng pha
Chọn C
Sóng ngang thì phần tử dao động vuông góc với phương truyền sóng.
 
G
gvanhuy
Điều nào sau đây là không đúng khi nói về sự truyền của sóng cơ học?
Câu hỏi
Điều nào sau đây là không đúng khi nói về sự truyền của sóng cơ học?
A. Tần số dao động của sóng tại một điểm luôn bằng tần số dao động của nguồn sóng.
B. Khi truyền trong một môi trường nếu tần số dao động của sóng càng lớn thì tốc độ truyền sóng càng lớn.
C. Khi truyền trong một môi trường thì bước sóng tỉ lệ nghịch với tần số dao động của sóng.
D. Tần số dao động của một sóng không thay đổi khi truyền đi trong các môi trường khác nhau.
 
Xem các bình luận trước…
Đáp án B. Tốc độ truyền sóng cơ học phụ thuộc vào lực liên kết của các phấn tử môi trường, ví dụ thế này: khi tàu chạy ở xa ta không nghe được tiếng bánh xe do tàu chuyển động gây ra nhưng khi ta áp tai xuống đường ray sẽ nghe được...
Nhưng đề nói là trong 1 môi trường nhất định rồi mà bạn. Mình thấy câu nào cũng đúng
 
Trong cùng một môi trường thì vận tốc sóng cơ không phụ thuộc tần số chỉ phụ thuộc bản chất (mật độ, nhiệt độ và tính đàn hồi của môi trường). Đáp án B.
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:
minhdoan
minhdoan
Đối với hai điểm M, N nằm cách nhau $\lambda$/4 trên đường thẳng AB, không thể xảy ra trường hợp
Bài toán
Trên mặt nước có hai nguồn sóng giống nhau đặt tại A và B cách nhau một số nguyên lẻ lần nửa bước sóng $\lambda $ . Coi biên độ sóng không đổi. Đối với hai điểm M, N nằm cách nhau $\lambda $/4 trên đường thẳng AB, không thể xảy ra trường hợp : các phần tử tại M và N
A. Đều là cực đại giao thoa.
B. Dao động cùng biên độ nhưng ngược pha.
C. Dao động cùng pha nhưng khác biên độ.
D. Đều là cực tiểu giao thoa.
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:
Bài toán
Trên mặt nước có hai nguồn sóng giống nhau đặt tại A và B cách nhau một số nguyên lẻ lần nửa bước sóng $\lambda $ . Coi biên độ sóng không đổi. Đối với hai điểm M, N nằm cách nhau $\lambda $/4 trên đường thẳng AB, không thể xảy ra trường hợp : các phần tử tại M và N
A. Đều là cực đại giao thoa.
B. Dao động cùng biên độ nhưng ngược pha.
C. Dao động cùng pha nhưng khác biên độ.
D. Đều là cực tiểu giao thoa.
Theo mình nghĩ là câu B
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:
Bài toán
Trên mặt nước có hai nguồn sóng giống nhau đặt tại A và B cách nhau một số nguyên lẻ lần nửa bước sóng $\lambda $ . Coi biên độ sóng không đổi. Đối với hai điểm M, N nằm cách nhau $\lambda $/4 trên đường thẳng AB, không thể xảy ra trường hợp : các phần tử tại M và N
A. Đều là cực đại giao thoa.
B. Dao động cùng biên độ nhưng ngược pha.
C. Dao động cùng pha nhưng khác biên độ.
D. Đều là cực tiểu giao thoa.
Mình nghĩ câu là câu a và c. Vì khoảng cách giữa hai vân cực đại liên tiếp và hai vân cực tiểu liên tiếp là $\lambda $/2 mà MN = $\lambda $/4 nên không thể cùng là hai đường cực tiểu hay cực đại được
 
GS.Xoăn
GS.Xoăn
Các điểm nằm trên cùng một bó sóng thì
Câu hỏi
Sách có nói:
Các điểm nằm trên cùng một bó sóng thì dao động cùng pha và các điểm nằm trên hai bó sóng liền kề nhau thì dao động ngược pha nhau.
?:....
 
Xem các bình luận trước…

Tài liệu mới

Top