Bài tập Các định luật bảo toàn

Tìm vận tốc ban đầu của viên đạn và biến thiên động năng của hệ trong va chạm
Bài toán
Một quả cầu khối lượng $M= 300 \ \text{g}$ nằm ở mép bàn có độ cao h= 1m so với mặt đất thì bị một viên đạn khối lượng là $m =10 \ \text{g}$ bắn vào tâm và xuyên qua quả cầu rơi xuống mặt đất cách chân bàn một khoảng $s_1 = 15s$. Quả cầu thì rơi cách chân bàn $s_2= 6s$ . Tìm vận tốc ban đầu của viên đạn và biến thiên động năng của hệ trong va chạm.
Anh chị làm giúp em nhé.
Em cảm ơn nhiều ạ.
 
math
math
Tìm vận tốc lớn nhất của vật đó
Bài toán
Một vỏ bán cầu cố định trên mặt phẳng ngang sao cho trục đối xứng có phương thẳng đứng. Từ miệng và bên trong của vỏ bán cầu người ta truyền cho một vật nhỏ một vận tốc v theo phương ngang. Tìm vận tốc lớn nhất của vật đó. Bỏ qua mọi ma sát.
 
T
thelightvn
Tính quãng đường đi của vật nặng so với tấm ván
Bài toán
Vật nặng khối lượng 1kg nằm trên tấm ván dài nằm ngang khối lượng 3kg. Người ta truyền cho vật nặng vẫn tốc ban đầu v=2 m/s. Hệ số ma sát giữa vật và ván là k=0,2, bỏ qua ma sát giữa ván và bàn. Dùng định luật bảo toàn động lượng và định lí động năng tính quãng đường đi của vật nặng so với tấm ván.
 
Last edited:
S
Sored
Tính thế năng tổng cộng của hệ khi quả cân được giữ ở các vị trí sao cho lò xo có chiều dài
Bài toán
Một lò xo có độ cứng $k = 10 \ \text{N}/\text{m}$ và có chiều dài tự nhiên $l = 10cm$. Treo vào nó một quả cân có khối lượng $m = 100g$. Lấy vị trí cân bằng của quả cân làm gốc tính thế năng. Tính thế năng tổng cộng của hệ khi quả cân được giữ ở các vị trí sao cho lò xo có chiều dài:
a. $5cm$
b. $20cm$
c. $25cm$
 
Hỏi tốc độ của viên đạn ngay sau khi nó ra khỏi khối thứ 1 ?
Bài toán
Một viên đạn $3,5 \ \text{g}$ được bắn theo phương nằm ngang vào 2 khối nằm yên trên mặt bàn nhẵn. Viên đạn xuyên qua khối thứ nhất với khối lượng $1,2 \ \text{kg}$ rồi đi vào trong khối thứ 2 với khối lượng $1,8 \ \text{kg}$. Tốc độ khối thứ nhất và khối thứ 2 sau va chạm lần lượt là $0,63 \text{m}/\text{s}$ và $1,4 \text{m}/\text{s}$ . Bỏ qua độ giảm khối lượng của khối thứ 1 do viên đạn. Hỏi tốc độ của viên đạn ngay sau khi nó ra khỏi khối thứ 1 ?
A. $203,5 \ \text{m}/\text{s}$
B. $721,4 \ \text{m}/\text{s}$
C. $301,4 \ \text{m}/\text{s}$
D. $507,8 \ \text{m}/\text{s}$
 
Bài toán
Một viên đạn 3,5g được bắn theo phương nằm ngang vào 2 khối nằm yên trên mặt bàn nhẵn. Viên đạn xuyên qua khối thứ nhất với khối lượng 1,2 kg rồi đi vào trong khối thứ 2 với khối lượng 1,8 kg. Tốc độ khối thứ nhất và khối thứ 2 sau va chạm lần lượt là 0,63m/s và 1,4 m/s . Bỏ qua độ giảm khối lượng của khối thứ 1 do viên đạn. Hỏi tốc độ của viên đạn ngay sau khi nó ra khỏi khối thứ 1 ?
A. 203,5m/s
B. 721,4m/s
C. 301,4m/s
D. 507,8m/s
Lời giải
Bảo toàn động lượng cho va chạm giữa viên đạn và khối thứ hai :
$mv = \left(m + m_{2}\right) V \Rightarrow v = \dfrac{\left(m + m_{2}\right) V }{m}$

Trong đó m là khối lượng của đạn ; $m_2$ là khối lượng của khối thứ hai ; V là vận tốc chung của chúng sau va chạm lần cuối và v là vận tốc cần tìm

Thay số ta có kết quả : đáp án B

Bài toán thừa giả thiết !

Nếu yêu cầu Đăng nhập vào bet365_link bet365 khi bị chặn_hướng dẫn đăng ký bet365 toán là tính vận tốc của đạn ngay trước va chạm với khối thứ nhất ta làm như sau :

$mv = \left(m + m_{2}\right) V + m_{1} v_{1} \Rightarrow v = \dfrac{\left(m + m_{2}\right) V + m_{1} v_{1} }{m}$
 
G
giang
Xác định vị trí vật lúc rời mặt bán cầu?
Bài toán
Một vật nhỏ đạt tại đỉnh D của tâm bán cầu O, bán kính R. Bán cầu được gắn chạt vào tấm ván. Cho ván chuyển động với gia tốc $a_0$= 0.3g( m/$s^2$ ). Xác định vị trí vật lúc rời mặt bán cầu?
P/s: Thêm nút TL nhé.
NTH 52.
 
Nhiệt lượng cần cung cấp cho He là bao nhiêu để tăng thể tích của nó lên 2 lần?
Bài toán
Một bình hình trụ thẳng đứng chứa 2 phần khí, tách biệt với nhau và với môi trường xung quanh bởi 2 pít tông giống nhau khối lượng M mỗi cái (hình vẽ). Phần trên của bình chứa $H_2$, phần dưới chứa He. Ban đầu thể tích của mỗi phần giống nhau và khoảng cách giữa các pít tông là H. Phần dưới được nung nóng từ từ. Nhiệt lượng cần cung cấp cho He là bao nhiêu để tăng thể tích của nó lên 2 lần? Khoảng cách giữa các pít tông bằng bao nhiêu sau một khoảng thời gian dài – khi mà nhiệt độ các phần bằng nhau? Nhiệt dung của thành bình và pít tông có thể bỏ qua. Bên ngoài không có không khí, sự tản nhiệt ra môi trường xung quanh bỏ qua. Sự truyền nhiệt của pít tông ngăn cách 2 phần khí rất nhỏ – trong thời gian đun nóng nhiệt lượng truyền vào ngăn trên thực tế là không được.
 
hate_you_313
hate_you_313
Bài tập về Định luật bảo toàn cơ năng
Chào các anh chị! Tình hình là do 1 số nguyên nhân khách quan e đã mất gốc về các dạng Đăng nhập vào bet365_link bet365 khi bị chặn_hướng dẫn đăng ký bet365 tập này, mong anh chị giúp đỡ giải chi tiết giùm e vài Đăng nhập vào bet365_link bet365 khi bị chặn_hướng dẫn đăng ký bet365 tập này ạ tks a chị trước ^^~
Bài 1. Một ô tô bắt đầu chuyển động từ điểm A trên đường thẳng nằm ngang AB dài $100m$ , khi đến B xe đạt tốc độ $36km/h$. Biết lực phát động tác dụng vào xe trên đoạn đường AB là $2000N$. Lấy $g=10m/s^2$
a) Tính công phát động tác dụng vào xe trên đoạn đường AB
b) Tính hệ số ma sát giữa bánh xe và mặt đường.
c) Khi đến B xe tắt máy và tiếp tục chuyển động trên mặt phẳng nghiêng không ma sát BC dài 30m có gốc nghiêng so với phương ngang là 30 độ. Tính tốc độ của xe tại chân dốc
Bài 2. Một vật có khối lượng $30kg$ được kéo và bắt đầu trượt từ điểm A trên một mặt phẳng nằm ngang bằng sợi dây có phương song song với mặt phẳng nằm ngang . Lực tác dụng lên dây luôn có độ lớn $40N$, lấy $g=10m/s^2$
a) Tính công của lực kéo tác dụng lên vật trên đoạn đường AB với $AB=4m$
b) Biết hệ số ma sát giữa vật và sàn là 0,05. Tính động năng của vật khi vật qua B
c) Khi đến B thì dây kéo bị đứt. Từ B vật tiếp tục trượt trên dốc nghiêng BC không ma sát và dừng lại tại C. Tính độ cao mà vật đi được trên mặt phẳng nghiêng.
 

Tài liệu mới

Top